12 C
Vietnam
Thứ tư, Tháng mười hai 25, 2024

Kinh nghiệm làm freelancer – Bí kíp tăng thu nhập 500%

Freelancer đang trở thành một xu hướng nghề nghiệp rất hot. Cũng giống như các loại hình việc làm khác, có rất nhiều công việc cho freelancer như: freelancer thiết kế, freelancer dịch thuật, freelancer viết lách, hoặc đơn giản là nhận viết truyện kiếm tiền…Bài viết này mình sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm làm freelancer mà mình đã học được. Tất nhiên những kinh nghiệm này đã được áp dụng thành công bởi rất nhiều người.

Để trở thành một freelancer thành công, có thu nhập ổn định thì bạn cần xác định: Freelancer là một nghề, là một business.

Kinh nghiệm làm freelancer – Bí quyết giúp Freelancer xây dựng thu nhập ổn định

Mình có 3 kinh nghiệm muốn chia sẻ cho các bạn:

  • Cách giao tiếp hiệu quả với khách hàng.
  • Bảo vệ danh tiếng của bạn.
  • Giải quyết các vấn đề nảy sinh phổ biến nhất.

#1. Cách giao tiếp hiệu quả với khách hàng

Mẹo đầu tiên mà mình muốn chia sẻ là cách giao tiếp với khách hàng. Đây là một trong những điều quan trọng nhất đối với một freelancer!

Khách hàng chính là người trả lương cho mình. Vì vậy, hãy chăm sóc họ thật cẩn thận. Mình nhận thấy khách hàng thường đánh giá cao những tiêu chí sau:

Kinh nghiệm làm freelancer
Kinh nghiệm làm freelancer

Uy tín là số 1

Hãy thể bạn là người đáng tin cậy. Bạn cố gắng trả lời email cũng như những thắc mắc của khách nhanh nhất có thể.

Ngoài ra, hãy tránh để khách hàng thắc mắc về tiến độ của dự án. Hãy tự giác gửi báo cáo thường xuyên hoặc báo cho họ biết công việc bạn đang làm. Chính điều này làm cho khách hàng cảm thấy yên tâm về dự án, cả về bạn.

Hãy lịch sự

Lịch sự và chuyên nghiệp, nhưng quan trọng không kém là bạn phải thân thiện nữa.

Sau tất cả, chúng ta đều là con người mà! Trong quá trình tuyển dụng freelancer, họ sẽ đánh giá cao nếu thái độ của bạn tốt đấy!

Hãy trung thực

Đừng bao giờ nói dối, hãy giữ lời. Đừng hứa hẹn khi bạn không thể thực hiện chúng.

Ví dụ: đừng hứa với khách hàng về việc bonus một tính năng nào đó khi kết thúc dự án. Trong khi bạn biết rằng việc hoàn thành dự án đúng hẹn đã là một thành công rồi. Nên việc thêm tính năng bonus đó là gần như không thể.

Đừng che giấu nếu có vấn đề

Nếu vấn đề đó quan trọng, không sớm thì muộn cũng sẽ xảy ra. Hãy thông báo cho khách hàng của bạn càng sớm càng tốt.

Thà rằng mình báo cáo trước để cùng nhau thảo luận giải quyết, còn hơn là để đến khi giao hàng mới nói. Khách hàng sẽ cực kì ghét việc giấu giếm.

Tự theo dõi thời gian của bạn

Nếu bạn được thuê theo giờ, hãy theo dõi thời gian và chia sẻ thường xuyên với khách hàng. Còn nếu bạn được trả trọn gói dự án, nó cũng giúp bạn tìm ra sự khác biệt giữa ước tính và thực tế.

Luôn tư vấn kỹ thuật để cùng khách hàng tìm giải pháp tối ưu nhất

Nếu bạn nhận thấy khách hàng đưa ra quyết định kỹ thuật sai. Kể cả quyết định đó có lợi cho bạn (như giải pháp đó dễ thực hiện, tiền thu nhập của bạn vẫn được trả cao hơn…). Đừng vì cái lợi trước mắt mà làm.

Hãy chỉ ra điều đó với họ thay vì để họ bực mình. Bạn có thể tranh luận về quyết định, nhưng hãy nhớ rằng, quyết định cuối cùng luôn là ở khách hàng.

Chủ động hỏi khách hàng

Đừng ngại đặt câu hỏi.
Đừng ngại đặt câu hỏi.

Điều này có thể giúp bạn và khách hàng của bạn hiểu nhau và hiểu dự án hơn. Tuyệt đối không giải quyết vấn đề dựa trên sự suy đoán của bạn.

Khi yêu cầu không đúng hoặc thiếu chi tiết quan trọng, hãy yêu cầu khách hàng cung cấp thêm hoặc bạn gửi lại bản của bạn để họ thấy sai lầm của họ.

Cung cấp cho khách hàng cái họ muốn, không phải cái bạn nghĩ là “họ muốn”

Theo kinh nghiệm làm freelancer của mình, thường có cái gọi là khoảng cách kỳ vọng. Tức là luôn có sự khác biệt giữa những gì khách hàng mong đợi và những gì họ thực sự nhận được. Hãy loại bỏ sự mơ hồ và tránh các giả định của bạn là những cách tốt để giảm thiểu khoảng cách đó.

Ví dụ: Nếu khách hàng muốn bạn xây dựng một ứng dụng mà người dùng có thể đăng ký bằng cách cung cấp địa chỉ email và mật khẩu. Sau đó người dùng có thể đăng nhập bằng cách nhập tên người dùng và mật khẩu.

Mới đầu nghe yêu cầu cũng dễ hiểu đúng không? Nhưng khi nghiên cứu kỹ, bạn sẽ nhận ra điểm không được rõ ràng lắm: Lúc đăng ký thì yêu cầu một email (nhưng không phải là một tên người dùng). Trong khi đăng nhập lại cần một tên người dùng.

Vậy bạn sử dụng email trong khi đăng nhập hay yêu cầu cả tên người dùng trong lúc đăng ký? Không ai ngoại trừ khách hàng có thể trả lời câu hỏi đó.

2. Xây dựng và bảo vệ danh tiếng online của bạn

Đối với một freelancer, đây là “tài sản” quan trọng nhất! Khi lời nói thốt ra, những điều tốt đẹp sẽ nhanh chóng bị lãng quên, nhưng tiếng xấu thì còn lưu giữ mãi.

Đáng ra mọi thứ phải ngược lại, nhưng đó là quy luật của thế giới rồi. Nếu danh tiếng của bạn xấu, bạn sẽ gặp khó khăn để bid các dự án. Đặc biệt là trong mạng lưới freelancer trực tuyến, nơi danh tiếng của bạn luôn luôn công khai.

Câu chuyện thực tế về danh tiếng

Vài năm trước, mình đã thuê một bạn trên Fiverr để giúp mình xây dựng ứng dụng bằng React native.

Mặc dù bạn ấy không có kinh nghiệm về React native. Mình trả tiền cho bạn ấy để tìm hiểu những gì bạn ấy cần. Sau đó mình giao cho bạn ấy một nhiệm vụ đơn giản, không liên quan đến code, đó là viết tài liệu.

Sau 1 tuần, bạn ấy đổi ý và nói rằng React native quá phức tạp. Thậm chí tệ hơn là bạn ấy đã làm xáo trộn cấu trúc yêu cầu mà khách hàng của mình và mình đã thực hiện. Tuy nhiên, bạn ấy lại muốn mình trả tiền cho khoảng thời gian bạn ấy dành cho dự án. Bạn ấy đổ lỗi cho mình vì đã khiến bạn ấy làm việc trên các công nghệ mà bạn ấy không muốn làm.

Cuối cùng thì mình vẫn trả tiền cho bạn ấy nhưng chỉ là một phần nhỏ trong khoảng thời gian bạn ấy bỏ ra.

Tất nhiên, mình phải để lại một feedback xấu cho bạn ấy trên Fiverr. Mình gần như chắc chắn đã phá vỡ danh tiếng của bạn ấy trên Fiverr. Lỗi của bạn ấy chứ không phải mình nhé!

Đừng hiểu lầm mình. Mình không hề trả thù. Đơn giản là mình cảm thấy mình phải cảnh báo người khác mức độ phục vụ và tính chuyên nghiệp mà họ mong đợi từ anh chàng này.

Cách tốt nhất để bảo vệ và nâng cao danh tiếng của bạn là đảm bảo khách hàng của bạn thật hài lòng!

Như thầy Lê Thẩm Dương có nói: Túi tiền gần với trái tim, cứ đánh vào trái tim thì sẽ móc được tiền.

Vậy làm thế nào để túi tiền nặng hơn, đọc bên dưới ngay nhé!

Kinh nghiệm làm freelancer
Kinh nghiệm làm freelancer

Làm thế nào để bảo vệ danh tiếng

Vậy làm thế nào để làm điều đó? Một cách bạn có thể làm là tạm thời tự biến mình thành khách hàng.

Mình đã vài lần thuê các nhà phát triển từ các trang Freelancer Việt Nam và Fiverr. Nhờ đó mình đã được trải nghiệm một vài điều, chẳng hạn như:

  • Cách chọn lọc các ứng viên cho dự án
  • Điều mong đợi trong quá trình thực hiện là gì
  • Freelancer của bạn không cập nhật và không trả lời email thì sẽ bực bội thế nào
  • Khi Freelancer luôn update công việc, dự đoán các câu hỏi của bạn và cung cấp sản phẩm chất lượng thì tuyệt vời thế nào.

Tất nhiên, bạn không phải thuê freelancer chỉ với mục đích duy nhất là đặt mình vào vị trí khách hàng thì sẽ hành xử thế nào. Nếu coi chí phí đó là học phí thì có thể sẽ tốn kém đấy

Nhưng đôi khi bạn có thể suy nghĩ về cảm giác của mình nếu đặt bạn ở vị trí khách hàng. Đặc biệt khi bạn cố ý làm gì đó để che giấu vấn đề.

Phương châm của mình là: hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn được đối xử.

3. Cách giải quyết các vấn đề nảy sinh phổ biến

Giống như các nghề khác thôi, freelancer cũng có những rủi ro nhất định. Dưới đây là một số kinh nghiệm làm freelancer của mình để bạn dự đoán và ngăn chặn các sự cố xảy ra.

Làm rõ tất cả những gì bạn còn mơ hồ về dự án

Ở phần trên, mình đã đề cập một cách quan trọng để giữ cho khách hàng của bạn hạnh phúc là tìm kiếm và loại bỏ mọi sự mơ hồ trong kỳ vọng của khách hàng.

Sự khởi đầu của một dự án có thể đầy rẫy với sự mơ hồ về yêu cầu dự án, thời hạn thanh toán và thời hạn giao sản phẩm. Hãy giải quyết những điều này ngay lập tức!

Tránh ký NDA khi bạn chưa rõ ràng về dự án

NDA là gì? Có lẽ nhiều bạn sẽ không biết đến khái niệm này. Nhưng nếu bạn đã có kinh nghiệm làm freelancer nhiều và đã tham gia nhiều dự án lớn thì sẽ biết.

NDA là một hợp đồng hợp pháp, xác định thông tin mật và thông qua đó các bên đồng ý không tiết lộ thông tin được xác định theo thỏa thuận cho các bên thứ ba. Thỏa thuận NDA như là hình thức thỏa thuận không cạnh tranh, trong một số phương diện, tạo nên một mức độ bảo vệ chặt chẽ cho người sử dụng lao động

Mình đã được hỏi nhiều lần để có thể ký một NDA trước khi được hiển thị bất kỳ chi tiết nào về dự án. Và mình luôn từ chối những NDA có nguy cơ mất luôn dự án.

Tại sao ư? Vấn đề là, làm sao mình có thể ký một thỏa thuận không tiết lộ, ràng buộc bản thân mình với tính bảo mật, không cạnh tranh … khi mình không biết mình đang bảo vệ cái gì? Nếu mình đã làm việc với các dự án xung đột với NDA thì sao?

Cách giải quyết các vấn đề nảy sinh phổ biến
Cách giải quyết các vấn đề nảy sinh phổ biến

Làm sao để tránh?

Nếu điều này xảy ra với bạn, hãy hỏi khách hàng xem có thể cho bạn biết ý tưởng của dự án hay không, mà không cần họ tiết lộ quá nhiều – chỉ đủ để cho phép bạn đánh giá liệu bạn có thể có trách nhiệm ký một NDA hay không.

Dự án này là gì? Ứng dụng hẹn hò trên Android ư? Hmmm, ok. Mình nghĩ mình nên nói với bạn một vài dự án tương tự tiềm năng mà mình đã làm việc gần đây.

Dự án này là gì? Một ứng dụng để tính toán quỹ đạo và tiêu thụ nhiên liệu của một tên lửa không gian? Ok, mình có thể ký NDA. Mình khá chắc chắn rằng trước đây mình chưa từng làm dự án tương tự như thế này, thậm chí là làm từ xa.

Đọc và hiểu hợp đồng

Nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng đây là một vấn để phải xử lý hết sức cẩn thận. Hợp đồng là một thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý giữa bạn và khách hàng của bạn.

Bởi vậy, thường là khách hàng yêu cầu bạn ký, hợp đồng chủ yếu tập trung vào việc bảo vệ khách hàng và dự án của họ chứ không phải bạn.

Rất khó để đưa ra lời khuyên, bởi vì không hợp đồng nào giống hợp đồng nào, và quan trọng nhất, mình không phải là luật sư. Đây chỉ là một vài gợi ý chung:

  • Đọc kỹ hợp đồng.
  • Đọc kỹ nó một lần nữa, và sau đó đọc lại một lần nữa!
  • Đừng ngần ngại liên hệ với luật sư có kinh nghiệm để xem lại hợp đồng cho bạn. Đặc biệt nếu bất kỳ điều gì gây nhầm lẫn, không rõ ràng hoặc đáng lo ngại. Đúng là rất tốn kém với tư vấn pháp lý, nhưng chi phí đó chỉ là một phần nhỏ so với những lời khuyên giúp bạn nhận lại khoản thu cuối cùng.
  • Đừng ngần ngại đề xuất các thay đổi đối với hợp đồng nếu bạn nhận thấy bất kỳ lỗi nào, sự mơ hồ hoặc các điều khoản bất lợi.
  • Nếu khách hàng từ chối thực hiện các thay đổi bạn yêu cầu, hãy bỏ qua và tìm các dự án khác.

Luôn chuẩn bị cho mọi vấn đề có thể đột ngột xảy ra

Có khi nào bạn gặp một dự án có thể dừng lại mà không cần thông báo trước. Với các bạn freelancer toàn thời gian thì biện pháp đối phó để bảo vệ chính mình là làm cùng lúc ít nhất hai dự án bán thời gian thay vì trên một dự án toàn thời gian.

Mỗi dự án lại là một bản dự bị cho một dự án khác: Nếu một dự án bị hủy bỏ, mình vẫn có công việc. Dù sao thì một nửa tiền vẫn tốt hơn là không có gì, đúng không?

Khi điều đó xảy ra, bạn có thể cảm thấy thất vọng – ít nhất thì điều này cũng xảy ra với mình đôi lần. Nhưng mình biết đó chỉ là một phản ứng bình thường của bản thân. Sau đó khi mình cảm thấy thoải mái hơn, mình bắt đầu tìm kiếm những thách thức khác.

Đôi khi nếu mình vẫn chưa đủ động lực, mình để một hoặc hai ngày trôi qua. Mình có nhiều thời gian hơn với gia đình. Lúc đó có thể làm điều gì đó mà mình thường không có thời gian để làm chẳng hạn như đọc sách, gặp gỡ bạn bè…

Nếu điều tương tự xảy ra với bạn, hãy chia sẻ với mình nhé! Giờ mình chia sẻ với bạn chi tiết về phương pháp rút gọn link, có thể bạn sẽ hứng thú?

4. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm làm freelancer của bản thân. Nếu bạn từng có câu hỏi làm gì để kiếm tiền tại nhà? Hay có ý định nghỉ việc và chuyển hẳn sang làm freelance… Thì mình nghĩ bài viết này sẽ rất phù hợp với bạn.

Hi vọng những kinh nghiệm làm freelancer của mình sẽ có ích cho công việc freelancer của bạn. Hãy để lại comment để mình có động lực nhé

Bài viết gần đây