Trong một chiến dịch quảng cáo online thì việc show ra những banner quảng cáo thật nổi bật, thật bắt mắt và thu hút là mấu chốt để chiến dịch đó thành công, nhưng thường thì banner lại không được chú trọng nhiều và việc không có doanh số hoặc chiến dịch không đạt mục tiêu là điều rất dễ xảy ra. Và hôm nay nếu bạn đang hy vọng tăng lưu lượng truy cập bằng một bản thiết kế banner quảng cáo tốt hơn, thì bài viết này sẽ gửi đến bạn việc thiết kế banner quảng cáo tăng lượng truy cập (tăng lượt click) thông qua việc áp dụng cẩn thận 12 quy tắc thiết kế banner rất cơ bản.
I. Banner là gì và banner quảng cáo online là gì?
Theo từ điển anh – việt: Thì banner nghĩa là biểu ngữ, bandroll (băng rôn), mang khẩu hiệu để truyền tải một thông điệp, hoặc quảng cáo một sản phẩm, dịch vụ nào đó.
Còn theo lĩnh vực truyền thông quảng cáo online thì cũng vậy, cũng truyền tải một thông điệp hoặc quảng cáo cho người nhìn một sản phẩm hoặc một dịch vụ nào đó.
Vậy ngoài đời với trong lĩnh vực truyền thông có khác gì đâu mà phân biệt vầy? Đúng là không khác nhau về chức năng (quảng cáo, hoặc truyền tải thông điệp nào đó) nhưng bạn nên phân biệt rõ rằng:
Trong đời sống: Khi bạn nói “thiết kế banner” thì người nghe không thể hình dung được kích thước là bao nhiêu và dùng đề làm gì, đặt ở vị trí nào… nên người ta phải phân biệt chúng bằng các thuật ngữ là Poster, Standee, bandroll, backdrop…. Để biết chính xác kích thước chức năng cũng như cách thiết kế đặc thù của các loại banner đó.
Trong truyền thông online: Khi bạn nói “thiết kế một bộ banner quảng cáo adsense, hoặc banner facebook, hoặc banner quảng cáo website” thì bạn có thể nhận thấy rằng đều dùng thuật ngữ banner, tính chất thiết kế là giống nhau nhưng chỉ khác kích thước thôi, nên designer sẽ hiểu được bạn muốn thiết kế gì mà từ đó họ sẽ tìm ý tưởng phù hợp.
Trở lại chủ đề hôm nay, Quảng cáo online bằng banner là một trong những hình thức tiếp thị phổ biến nhất được sử dụng trong thế giới trực tuyến ngày nay. Tất cả các công ty đều sử dụng chúng dưới dạng này hay dạng khác bởi vì chúng là một phương tiện quảng cáo rất hiệu quả, vì chúng có thể đo lường được, đánh giá qua số liệu cụ thể và rất hiệu quả để tăng nhận thức về thương hiệu.
II. Kích thước banner và vị trí đặt quảng cáo
1. Sử dụng kích thước banner chuẩn
Việc đầu tiên trước khi thiết kế banner là bạn phải biết chúng sẽ có kích thước bao nhiêu và đặt ở đâu, website, Facebook, hay banner Adsense. Và dưới dây là một số loại kích thước banner phổ biến nhất được sử dụng hiện nay.
- Kích thước banner facebook
- Kích thước Avatar: 180 x 180px
- Kích thước Cover facebook cá nhân: 851 x315px
- Kích thước Cover facebook group: 825 x 315px
- Kích thước banner quảng cáo:
- Banner đứng (đơn): 476 x 714px
- Banner ngang (đơn): 472 x 394px
- Kích thước banner quảng cáo Adsense:
Theo Google Adsense, có tổng cộng 18 kích thước banner chuẩn ( trong đó chúng ta chưa tính các kích thước banner theo vùng quốc gia mà google hỗ trợ riêng).
18 kích thước banner thực chất chỉ có 10 kích thước chuẩn còn 8 kích thước còn lại chỉ bổ trợ cho 10 banner chuẩn. Trong đó được chia làm 3 loại chính.
10 kích thước banner chuẩn google adsense
Kích thước banner đứng:
Kích thước banner ngang:
Kích thước banner vuông:
Ngoài ra có 2 kích thước banner dành do thiết bị di động là: 320 x 50px và 320 x 100px |
Kích thước banner chuẩn khác cho quảng cáo
|
Ngoài ra chúng ta sẽ có thêm vài vị trí đặc thù cho banner, ví dụ trên website của bạn, hay kích thước banner trên một diễn đàn nổi tiếng mà bạn mua một vị trí quảng cáo trên đó… Đây sẽ là điểm bạn cần chú ý đầu tiên vì khi bạn làm sai kích thước hoặc thiếu hụt kích thước sẽ xảy đến tính trạng các banner không đồng bộ, gây mất cân đối tổng thể bố cục banner và tạo cảm giác cho người xem là banner bạn không chuyên nghiệp và không đáng tin cậy.
2. Điểm đặt banner phải chính xác và tối ưu nhất
Phần này chúng ta sẽ đề cập đến vị trí mà banner được xuất hiện trên một website. Bạn vào một website bất kì nào đó, thì đầu tiên đập vào mắt bạn là slide một loạt banner thật nổi bật trước đã, thông tin khuyến mãi, giảm giá, sản phẩm đặc biệt… là xuất hiện hết trong phần đầu của website, tiếp sau đó mới là phần sản phẩm và dịch vụ. Lí do là đó là vị trí mà người vào website nhìn đầu tiên. Vì thế nếu bạn có mua một vị trí quảng cáo banner trên một website, forum nào đó thì hãy chọn vị trí dễ thấy nhất (thường là trên thanh menu và thanh sidebar của website đó) và tất nhiên những vị trí tốt thường sẽ có giá cao hơn những vị trí khác.
Nhưng bạn cũng phải xác định là chiến dịch của bạn ngắn hạn hay dài hạn, nếu quảng cáo ngắn hạn và đầy nhanh sản phẩm dịch vị thì chọn vị trí tốt, người nhìn dễ thấy. Còn nếu bạn chỉ cần một vị trí quảng cáo bình thường không cần quá nổi bật thì tất nhiên chi phí sẽ ít tốn kém hơn, để có thể chạy quảng cáo cho các chiến dịch nhận diện thương hiệu, nhận diện một sản phẩm mới với thời gian dài.
Và điểm lưu ý cuối cùng cũng là điểm quan trọng là bạn nên lựa chọn các website lớn có nhiều traffic (lượng truy cập) và chủ đề của website phải trùng với chủ đề chiến dịch quảng cáo của bạn ví dụ bạn đang có chiến dịch bán các thiết bị điện tử thì nên chọn các trang như Tinh Tế, Genk… hoặc một số Forum về công nghệ. Việc sai chủ đề website đặt quảng cáo sẽ khiến bạn tốn chi phí nhưng lại không mang lại hiệu quả gì cả.
II. Nội dung trong banner quảng cáo
Phần này sẽ là phần quang trọng nhất của bài viết, vì thế bạn phải nắm bắt thật kỹ các quy tắc được nêu ra và áp dụng chúng thật hiệu quả để có những banner quảng cáo online thu hút và mắt mắt nhất.
3. Hệ thống phân cấp nội dung trong thiết kế banner quảng cáo
Đây sẽ là phần quyết định một banner quảng cáo có thu hút hay không, từ nội dung thông điệp, hình ảnh sản phẩm, logo, vị trí màu sắc, bố cục chúng ta phải làm thế nào để chúng lần lượt đi vào tâm trí người nhìn để hiệu quả và dễ dàng nhất. Không phải là một cách ồ ạt mà chúng phải được phân cấp rõ ràng, nhưng phải làm như thế nào để hướng người xem đi từ nội dung này đến nội dung kia một cách tự nhiên nhất và phải liên kết thật chặt chẻ để người xem có thể hiểu được thông điệp chúng ta cần truyền tải là gì. Và trong đó có 3 phần chính mà chúng ta cần chú ý là:
- Logo thương hiệu
Mục đích của logo trong banner quảng cáo để xây dựng nhận thức về thương hiệu. bạn phải được đảm bảo được rằng chúng chiếm ưu thế về thị giác, và bạn phải thống nhất được “style” thương hiệu với màu sắc, font, vị trí….
- Xác định giá trị truyền tải
Khi một thông điệp của chiến dịch quảng cáo được truyền tải thông qua banner thì chúng ta phải luôn đảm bảo được các yếu đó đánh vào tâm lý như tò mò, làm hấp dẫn, hoặc sự cấp bách, ví dụ như: “Giảm giá 70%”, “Nhập Voucher XYZ để giảm thêm 10% giá trị sản phẩm”, “Ưu đãi lớn nhất mùa hè có thời gian cực ngắn”. Và đây sẽ là phần chiếm nhiều không gian nhất trong banner quảng cáo, vì đây là phần trọng tâm buộc khách hàng phải nhìn vào đầu tiên, tiếp theo sẽ là các nội dung ít quan trọng như thời gian áp dụng, hotline, địa chỉ và website.
- Lời kêu gọi hành động
Lời gọi hành động (hoặc CTA – call to action) là một văn bản hoặc nút mời người dùng nhấp vào. Các cụm từ như “Tìm hiểu thêm”, “mua ngay” hoặc “Xem ngay ” là những ví dụ tuyệt vời, và bạn phải chắc chắn rằng điều hướng hành động của banner đúng trang mà mình muốn nhé.
4. Đơn giản hóa banner
Khi chúng ta nghe đến xu hướng đơn giản hóa trong thiết kế thì những Designer lẫn Maketer dày dặn kinh nghiệm cũng sẽ phải gặp khó khăn. Không chỉ riêng thiết kế banner quảng cáo online mà cả những thiết kế những ấn phẩm quảng cáo như Poster, tờ rơi, standee…. cũng không tránh khỏi tình trạng người nhìn đọc xong mà cũng không biết trọng tâm của quảng cáo đó muốn nói gì. Vì thế hãy có gắng tìm ra những nội dung chính, những thông điệp chính mà chúng ta muốn truyền tải và sắp xếp chúng thật ngắn gọn để có thể cho người nhìn hiểu cách rõ ràng nhất.
Hơn nữa, người xem nội dung quảng cáo trên một website nào đó chỉ có khoảng 1 – 3s để chú ý tới quảng cáo đó thôi nên trong vài giây đó nhiệm vụ của bạn là thiết kế banner thế nào để có thể giữ chân khách hàng trong vài giây nữa. Và nếu banner quá nhiều nội dung thì tạo cảm giác lười đọc thậm chí là khó chịu.
Vì thế bạn nên làm một banner quảng cáo online thật đơn giản hóa. Chất lọc những nội dung quan trọng, đặc biệt phải thật ấn tượng.
5. Sử dụng nút kêu gọi thích hợp (Call To Action)
CTA (Call to action – nút kêu gọi hành động), ở trên mình cũng đã có nói đến phần này nhưng đây là yếu tố quan trọng giúp khách hàng có thể nhận biết được đây không chỉ đơn thuần là một quảng cáo mà nó còn dẫn mình đến một thứ gì đó chi tiết hơn, nên phần này mình sẽ chi tiết hơn để bạn có thể hiểu được tầm quang trọng và cách sử dụng CTA cho đúng mục đích.
Một ví dụ cho bạn về phần này: giả sử một banner quảng cáo không có nút kêu gọi hành động, mà chỉ có logo thương hiệu, sau đó nội dung giảm 35% giá sản phẩm và bạn cứ suy nghĩ đơn giản là chúng ta không biết gì về website cả là một người lướt facebook hay vào các website tin tức đọc tin tức bình thường thôi thì vô tình gặp một quảng cáo hay và đúng với nhu cầu của mình đang cần mà giờ mình muốn biết thêm thông tin thì làm như thế nào đây? Thì đây là lúc nút kêu gọi sẽ phát huy sức mạnh, xem thêm, tìm hiểu thêm, mua ngay… giúp mình nhận biết được nhấp vào chỗ đó là sẽ có thêm thông tin khác.
Một lý do nữa là nút kêu gọi hành động sẽ làm nổi bật banner quảng cáo của chúng ta. Ví dụ banner của chúng ta chỉ có một hình ảnh đơn giản 2 dòng chữ giảm 35% – áp dụng từ … đến … xong. Như vậy nếu banner của bạn được đặt ở những vị trí cạnh tranh nhiều thì rất khó thu người nhìn chứ đừng nói gì đến việc họ click vào xem chi tiết, vì thế một nút kêu gọi hành động đỏ hoe vào là gây sự chú ý ngay. Bạn nên chú ý chọn màu sắc nút kêu gọi phải thích hợp có độ tương phản với background để làm nội bật nhưng chú ý đừng cố ý làm nổi quá, người nhìn cũng sẽ khó chịu.
6. Bố cục, khung, lưới phải rõ ràng
Phần này thuộc về mãng kiến thức “hệ thống lưới” trong thiết kế. Một thử thách rất lớn đối với một banner quảng cáo online là phải làm hấp dẫn được người nhìn thông qua cái nhìn đầu tiên. Khi khách hàng đã được sự chú ý rồi phần bố cục, khung và lưới sẽ làm nhiệm vụ của nó là sẽ truyền tải cho người xem hiểu được thứ họ đang xem.
Nói thì dễ thế thế thôi nhưng muốn được như thế thì bạn phải hiểu được người người xem họ sẽ tập trung vào đầu trước sau đó chúng ta liên kết sự tập trung đó qua một nội dung quan trọng tiếp theo, bạn phải thật tinh tế và nắm bắt được điểm gì đầu tiên và kết thúc thì ta mới liên kết được những nội dung đó với nhau từ trên xuống dưới từ trái qua phải, muốn thế thì chúng ta phải hiểu thật rõ cách hoạt động của bố cục, khung, lưới và đặc biệt là tâm lý của người nhìn… vì chẳng ai muốn đọc một nội dung không được sắp xếp rõ ràng cả.
7. Font chữ và rõ ràng
Mỗi font chữ được sinh ra đều khoắc nên mình một “cá tính” và “thần thái” riêng, font chữ còn là sứ giả truyền tải “style” của banner đến người nhìn, nghĩa là có font khi mới nhìn nó sẽ toát lên vẻ sang trọng, lĩnh lãm, cá tính… có font tạo cảm giác nhẹ nhàng, bay bổng… có font sẽ tạo cảm giác tin tưởng và cảm tình tốt… vì thế hãy chú ý tùy theo nhu cầu của bạn mà chọn một font chữ hợp lý nhất.
Có 4 loại font cơ bản mỗi loại đều có ý nghĩa riêng cụ thể là:
Font Serif: (font có chân) : Tạo cảm giác cổ điển, truyền thống, sang trọng.
Font Sans Serif (font không chân) : Tạo cảm giác trẻ trung năng động, mạnh mẽ.
Font vẽ tay và font trang trí: 2 loại font này có đường nét khá thoáng mang cảm xúc mạnh mẽ và rõ ràng, nếu chúng được làm điểm nhấn của banner sẽ là một lựa chọn tốt nhưng phải thật khéo léo, nhưng hãy chú ý các đường nét uốn lượn nên rõ ràng để người xem không bi rối mắt.
Nhưng dù bạn chọn font nào đi nữa thì bạn cần thật lưu ý nên chọn những font thích hợp, rõ ràng, hạn chế những font chữ viết tay và font trang trí trong văn bản dài, độ dày font không được quá mỏng làm khó người đọc và đặc biệt kích thước chữ trong thiết kế banner quảng cáo online phải lớn hơn 10pt kể cả nội dung không quan trọng vì kích thước này để đủ cho người xem đọc được nội dung còn nhỏ hơn thì sẽ rất khó nhìn.
8. Sử dụng hình ảnh chất lượng
Theo nghiên cứu thì hình ảnh có thể dễ dàng đi vào tâm trí khách hàng hơn so với banner toàn là chữ, vì thế hình ảnh có tầm quan trọng rất lớn trong thiết kế banner quảng cáo, đặc biệt là các chiến dịch quảng cáo sản phẩm đặc thù thì nhất định hình ảnh đó phải chất lượng.
NHƯNG rất nhiều doanh nghiệp nhỏ hoặc cá nhân không có đầu tư nhiều về vấn đề hình ảnh. Vì thế thay vì họ thuê những chụp ảnh chuyên nghiệp để đưa vào banner thì họ lại chọn cách lấy hình trên mạng về và chỉnh sữa lại, nhưng điều này rất không đúng vì dưới mắt người nhìn khi bạn lấy hình ảnh trên mạng về họ sẽ cho bạn là “đồ ăn cắp” tạo cảm giác không chuyên nghiệp thậm chí sẽ có ác cảm với bạn, và chưa chắc hình ảnh có đúng với sản phẩm mà bạn đang cung cấp. Một vấn đề khác là bạn có thể vi phạm bản quyền sử dụng ảnh trái phép. Vì thế bạn có thể chọn những trang chuyên bán hình ảnh (stock) để mua hình ảnh bản quyền (vẫn còn rẽ so với thuê chuyên gia chụp) hoặc các trang hình ảnh miễn phí nhưng không vi phạm bản quyền về hình ảnh.
Các trang web chuyên về Stock free
- Freepik.com
- Pxhere.com
- Pixabay.com
Hãy nhớ rằng, không phải lúc nào bạn cũng cần hình ảnh trong thiết kế banner quảng cáo, vì thế nếu không cần thiết thì vài thủ thuật phối màu và sắp xếp Typography là bạn cũng đã có những banner tuyệt đẹp.
9. Chọn màu sắc thích hợp
Màu sắc, Typography và hình ảnh là 3 thành phầm quan trọng tạo nên một banner quảng cáo online có được sự thu hút không, nếu Typography của bạn lung linh hình ảnh chất lượng mà việc phối màu không ổn thì banner của bạn sẽ thất bại, vì thế nhất thiết chọn màu thích hợp và đối tượng mục tiêu cho banner của bạn là một việc rất cần thiết.
Có rất nhiều kiểu chọn màu trong thiết kế nói chung và thiết kế banner quảng cáo nói riêng, nếu sản phẩm của bạn chỉ cần nổi bật không cần theo một quy tắc màu sắc nào cả thì bạn có thể phối theo 6 cách phối màu cơ bản. Nếu sản phẩm và chủ đề thiết kế banner của bạn đặc thù thì nhất định nên chọn màu theo tính chất của sản phẩm ví dụ banner rau củ quả thì bạn nên chọn màu xanh lá làm chủ đạo, banner mỹ phẩm thì hồng, vàng, đỏ… banner về chủ đề trẻ em thì nên chọn màu sắc vui tươi như cam, đỏ, xanh lá, danh dương….
Và một điều quan trọng là hãy chắc chắn rằng việc chọn màu sắc không ảnh hưởng đến trải nghiệm thương hiệu của người xem, và hãy phối thế nào để logo thương hiệu có thể nổi bật nhất có thể.
Bên dưới là một số gợi ý ý nghĩa màu sắc. Bạn có thể tham khảo và áp dụng cho dự án tiếp theo của mình.
- Màu đỏ : Tượng trưng cho niềm đam mê, giận dữ, phấn khích và tình yêu. Là một màu sắc mạnh mẽ và hấp dẫn với người nhìn, nhưng nên chú ý bạn sử dụng nó một cách vừa phải. Nếu bạn đang hướng tới một cái nhìn cổ điển, trưởng thành hoặc nghiêm túc, hãy tránh màu đỏ.
- Cam : Vui tươi và cảm giác tràn đầy sinh lực. Không rực rỡ như màu đỏ, màu cam vẫn toát lên năng lượng và sự thu hút, và màu cam thường được sử dụng cho nút kêu gọi hành động (Call To Action)
- Màu vàng : Vui vẻ, sáng sủa và thân thiện. Màu vàng bắt mắt và phát ra một năng lượng trẻ trung.
- Màu xanh lá cây : Sức khỏe, sự tươi mát, sự giàu có, môi trường, tăng trưởng và một khởi đầu mới. Một màu sắc cực kỳ dễ chịu.
- Màu xanh dương: An toàn, hòa bình, tin cậy, chững chặc, thanh thản, trí tuệ, lạnh lùng và nam tính. Vì nhiều “tính năng” như thế mà màu xanh dương được bình chọn là màu được yêu thích nhất trong tất cả các màu.
- Màu tím : Sang trọng, hoàng tộc, trí tuệ, ma thuật, nữ tính và sáng tạo. Nó có tác dụng làm dịu, dễ chịu cho người nhìn.
- Màu hồng : Tình yêu, vị ngọt, nữ tính, tuổi trẻ và trẻ em. Khi nhắc đến màu hồng ta có thể cảm thấy nhẹ nhàng dịu dàng và “bánh bèo” và bạn biết nên áp dụng vào mục đích gì rồi nhé =))
- Màu đen : Độc quyền, bí ẩn, hiện đại, quyền lực, uy tín, sang trọng và mạnh mẻ.
- Trắng : Thanh tịnh, sạch sẽ, hiện đại, đơn giản, trung thực.
- Màu nâu: Thiên nhiên, gỗ, da, cá tính, nam tính, dẻo dai.
- Màu xám : Tượng trung cho sự trung thực và thực tế. Khi được sử dụng làm nền, màu xám sẽ hỗ trợ các màu khác rất tốt.
10. Tạo cảm giác khẩn cấp hoặc tò mò
Trong thiết kế banner quảng cáo online có một quy tắc đối với text (văn bản) là chỉ được giới hạn tối đa là 4 dòng hoặc ít hơn càng tốt. Điều này không chỉ giúp khách hàng không phải đọc nhiều mà còn gây ra sự tò mò cho người đọc và bằng một nút kêu gọi hành động (CTA) chúng ta sẽ điều hướng cho khách hàng đến trang đích mà mình muốn, ví dụ như tiêu đề bài viết này cũng có thể làm ra một banner thể loại gây tò mò cho người xem như “12 quy tắc thiết kế banner quảng cáo online tăng lượng truy cập. [Xem chi tiết]”
Nên vì thế chúng ta nên chọn lọc những từ ngữ quan trọng để đưa vào banner hoặc ngắt quảng ngay lúc khách hàng muốn biết thêm thông tin để tạo sự tò mò và điều này sẽ giúp khách hàng click vào banner và tăng lượng truy cập.
III. Các lưu ý sau khi thiết kế banner quảng cáo online
11. Dung lượng banner
Trong banner quảng cáo Google Adwords thì tất cả banner bạn phải dưới 150kb để đảm bảo tốc độ load trang, vì như thế thì banner của bạn cần phải tải thật nhanh trên trang trước khi người xem cuộn xuống và bỏ lỡ chúng.
Nhưng có một điểm cần lưu ý là bạn không nên nén hình trực tiếp bằng công cụ thiết kế bạn đang dùng (Photoshop, Illustrator…) thì hình ảnh sẽ bị mờ. Vì thế bạn có thể vào website Tinypng.com để có thể nén hình ảnh đến mức tối đa nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
12. Sử dụng các định dạng tệp hình ảnh chính xác
Các tệp JPG, PNG, GIF hoặc HTML5 sẽ là định dạng tốt cho tất cả các trình duyệt hiện nay. Bạn có thể dùng Illustrator hoặc Photoshop để có được các định dạng JPG, PNG hoặc GIF hoặc trong Google Web Designer hoặc Adobe Animate cho các tệp HTML5.
Bạn đã sẵn sàng thiết kế các banner quảng cáo online tốt hơn chưa?
Đây chỉ là một số quy tắc thiết kế banner quảng cáo, nhưng bạn phải mất nhiều thời gian để làm quen và nắm rõ quy tắc thiết kế banner quảng cáo online thực sự tuyệt vời. Nếu bạn không phải là một designer chuyên nghiệp hoặc quá bận rộn với công việc việc tại, hãy thuê những designer chuyên nghiệp để thiết cho bạn những banner tuyệt vời nhất. Nếu bạn có nhu cầu thiết kế banner quảng cáo và các ấn phẩm quảng cáo, văn phòng… hãy gửi yêu cầu cho chúng tôi ngay, để có những sản phẩm thiết kế tuyệt vời nhất.
Tổng kết
Không chỉ đơn giản là làm ra những banner đẹp là bạn có thể thu hút khách hàng mà còn rất nhiều yếu tố khác như màu sắc, Typography, hình ảnh… và quan trọng là bạn phải hiểu được kiến thức bố cục, lưới và tâm lý của người nhìn để có thể điều hướng người xem đến thứ mà chúng ta muốn, hãy cố gắng thực hành thật nhiều và mỗi khi hoàn thành một bản thiết kế nào đó, trước khi bắt đầu chiến dịch quảng cáo hãy hỏi một vài người bạn xem banner của bạn nói lên điều gì mà họ nhận được thông điệp là gì, nếu họ nhận được thông điệp như mong muốn của bạn thì bạn đã đi đúng hướng.