HR một thuật ngữ hiện đại đựng ứng dụng phổ biến trong ngành nhân lực. Vậy chính xác thì khái niệm và các vị trí HR là gì? Nghề HR yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ nào và nhân viên cần phải có kỹ năng gì để trở thành HR tốt? Đây là một loạt các thắc mắc chung được đông đảo những người trẻ đặt ra trong quá trình định hướng nghề nghiệp.
HR là gì?
HR là từ viết tắt cho thuật ngữ tiếng Anh Human Resource, có thể hiểu là bộ phận những người chịu trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan tới vấn đề nhân lực trong một doanh nghiệp. Các nhiệm vụ thường làm của một chuyên viên HR liên quan tới vấn đề tuyển dụng, đào tạo, trả lương và đảm bảo lợi ích cũng như nghĩa vụ của mọi nhân viên trong doanh nghiệp.
Một số vị trí công việc sau đây hiện đang phổ biến trong lĩnh vực nhân sự nhưng có thể có những thay đổi để đáp ứng với quy mô nhân lực và nhu cầu phát triển của doanh nghiệp cụ thể:
- Giám đốc nhân sự
- Trưởng phòng nhân sự
- Quản trị hành chính – nhân sự
- Chuyên viên tuyển dụng
- Chuyên viên đào tạo và phát triển
- Chuyên viên phúc lợi và tiền lương.
Nhiệm vụ của HR là gì?
Sau khi nắm được khái niệm HR là gì, bạn cần biết các nhiệm vụ chính của bộ phận này. Nhìn chung, có thể thấy bộ phận quản lý nhân sự trong mỗi doanh nghiệp đều gánh vác một vai trò quan trọng và luôn phải biết cách đảm bảo mọi công việc liên quan tới nhân lực.
Giải quyết vấn đề liên quan tới nhân sự
Bộ phận HR trong doanh nghiệp thực hiện công việc đảm bảo các vấn đề về lợi ích và nghĩa vụ của nhân viên. Chuyên viên HR được xem như đầu mối liên lạc và giải quyết mọi khiếu nại, thắc mắc của người lao động trong doanh nghiệp.
Tuyển dụng
Đây là nhiệm vụ không thể thiếu đối với các chuyên viên HR. Vậy công việc cần thực hiện của các chuyên viên HR là gì trong trường hợp này? Họ sẽ là người trực tiếp thực hiện việc đăng tin tuyển dụng và tìm kiếm những ứng viên tiềm năng cho doanh nghiệp. Từ đó, chuyên viên sẽ tổ chức sắp xếp phỏng vấn và đánh giá rồi chọn ứng viên phù hợp.
Quản lý chu trình nghỉ việc của HR là gì?
Không chỉ giải quyết những vấn đề liên quan tới nhân sự hiện tại và tuyển dụng nhân viên mới mà các chuyên viên HR còn đảm nhiệm cả công việc hỗ trợ những người lao động hoàn tất quá trình làm thủ tục nghỉ việc. Các vấn đề liên quan tới hợp đồng, bảo hiểm, tiền lương sẽ được giải quyết hoàn tất trước khi ký đơn thôi việc của nhân viên.
Nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên
Bộ phận HR chính là vị trí đảm bảo xây dựng và triển khai các kế hoạch tổ chức đào tạo, huấn luyện nhân viên nhằm nâng cao năng suất làm việc, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Đồng thời, các chuyên viên của sẽ là người trực tiếp tác động tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả.
Khó khăn và thuận lợi trong ngành HR là gì?
Với mỗi ngành nghề khác nhau, không chỉ có thuận lợi mà còn tồn tại nhiều khó khăn. Vậy những yếu tố cụ thể này trong lĩnh vực HR là gì? Những điều đó được thể hiện ở nội dung dưới đây.
Thuận lợi
Làm việc ở vị trí này, bạn sẽ được tiếp xúc trực tiếp với đa dạng tính cách từ nhiều người và có những định hướng nghề nghiệp khác nhau. Khi đó, bạn sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chọn lọc và đào tạo nhân sự mới nhằm hỗ trợ sự phát triển của công ty một cách tốt nhất. Và, có thể khẳng định đây cũng chính là mục tiêu mà bất cứ HR nào cũng hướng tới.
Với vị trí HR, bạn sẽ được làm việc với nhiều nhân viên ở các vị trí khác và càng dễ chiếm được cảm tình từ đồng nghiệp. Khi đó, những chính sách và đề xuất được bạn đưa ra sẽ có tác động tích cực giúp bạn hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho công ty hơn. Vậy thì những khó khăn đối với một chuyên viên HR là gì?
Khó khăn của HR là gì?
Khi làm một chuyên viên HR, bạn phải luôn biết cách cân nhắc để có thể hài hòa giữa lợi ích của người lao động và lãnh đạo công ty. Đây là công việc yêu cầu những người làm trong ngành phải thực sự kiên nhẫn và khéo léo để có thể giải quyết mọi vấn đề một cách tốt nhất.
Những điều phàn nàn về các chính sách phúc lợi trong doanh nghiệp luôn là vấn đề được cả người lao động và các chuyên viên HR quan tâm nhất. Bạn phải rèn luyện và thực hành sao cho thông thạo nhất các vấn đề như giải quyết tiền lương, làm chế độ bảo hiểm, nhân viên nghỉ việc,…
Những người sử dụng lao động thường sẽ mong muốn đào tạo nguồn nhân lực với chất lượng cao trong một thời gian ngắn nhằm cắt giảm kinh phí và tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đào tạo bất cứ vị trí người lao động nào cũng cần phải có thời gian và chiến lược cụ thể và kết quả không thể có được trong thời gian ngắn.
Các kỹ năng cần có của chuyên viên HR là gì?
Nắm được công việc cần phải làm của HR là gì, bạn sẽ dựa vào đó để có thể trau dồi cho mình những kỹ năng cần có trong nghề. Dưới đây là 3 kỹ năng nhất định không thể thiếu đối với một chuyên viên HR thuần thục.
Có tầm nhìn
Người làm trong ngành HR không đơn giản chỉ là có các kiến thức về nhân sự mà còn là những người biết cách xác định vị trí và tầm nhìn của một chuyên viên HR là gì trong doanh nghiệp. Đây là kỹ năng quan trọng và đội ngũ lãnh đạo sẽ mong muốn bạn rèn giũa để phát triển và liên tục đề xuất các ý tưởng mới nhằm phát triển doanh nghiệp một cách tốt nhất.
Kỹ năng tổ chức của HR là gì?
Các chuyên viên nhân sự chính đầu cầu nối giữa nhân viên với doanh nghiệp nên bạn cần phải biết cách quản lý và tổ chức các công việc sao cho hợp lý nhất. Một số kỹ năng tổ chức bạn cần có như:
- Quản lý thời gian: Bạn cần phải biết cách hoàn thiện các công việc về hợp đồng, bảng lượng và kế hoạch bởi đây đều là những vấn đề nhạy cảm với thời gian.
- Quản lý hồ sơ: Chuyên viên nhân sự không thể không có kỹ năng quản lý thông tin và tài liệu bởi đây là vấn đề xuyên suốt trong quá trình làm việc của bạn.
- Quản lý lịch trình: Kỹ năng này tốt sẽ giúp chuyên viên thúc đẩy người lao động làm việc một cách hiệu quả hơn và siết chặt được các nhiệm vụ đầu vào quan trọng trong doanh nghiệp.
Xem thêm:
- GPA là gì – Cụm từ mà bất kỳ người nào đi học cũng quan tâm
- KPI là gì? Hướng dẫn xây dựng chỉ số KPI đạt hiệu quả cao
Kỹ năng giao tiếp của HR là gì?
Đội ngũ nhân sự tương tác với các bộ phận các hằng ngày, có thể là trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua email. Và bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt để giải quyết được những vấn đề leo thang và truyền đạt các vấn đề một cách rõ ràng. Cụ thể những kỹ năng giao tiếp đối với một nhân viên HR là gì?
- Viết lách rõ ràng: Chuyên viên có kỹ năng viết lách tốt, rành mạch, đầy đủ ngữ nghĩa sẽ giúp hạn chế được những hiểu lầm khi giao tiếp gián tiếp.
- Lắng nghe: Bạn viết lắng nghe nhân viên sẽ giúp chiếm được cảm tình từ nhân viên và từ đó có thể tạo dựng được mối quan hệ gắn bó khăng khít hơn.
- Quản trị xung đột: Nhiều trường hợp các team trong nhóm có thể gặp những xung đột công việc và người chịu trách nhiệm giải quyết tất cả các mâu thuẫn đó chính là chuyên viên HR.
Nội dung bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu HR là gì cùng những nhiệm vụ, kỹ năng mà một chuyên viên HR cần có. Bạn đừng quên nỗ lực trau dồi các kỹ năng thiết yếu để trở thành một nhà quản lý nhân sự với sự tín nhiệm từ mọi người nhé.