16 C
Vietnam
Thứ ba, Tháng mười 29, 2024

Doanh nghiệp là gì? Tìm hiểu các loại hình doanh nghiệp

Dựa trên nhiều phương diện khác nhau, hiện nay, thuật ngữ doanh nghiệp sẽ được hiểu với những ý nghĩa khác nhau. Bên cạnh đó, hình thức hoạt động và mục đích hoạt động của doanh nghiệp cũng có những định hướng riêng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn doanh nghiệp là gì và những loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay. 

Doanh nghiệp là gì?

Doanh nghiệp là gì? Dựa theo Luật Doanh Nghiệp được ban hành vào năm 2014, có thể hiểu rằng doanh nghiệp chính là những tổ chức về kinh tế, sở hữu tài sản riêng, có tên riêng đồng thời cần phải dựa trên rất nhiều đặc điểm riêng để có thể xác định doanh nghiệp. 

Doanh nghiệp cần phải có trụ sở chính, và nhà nước sẽ xét duyệt và cung cấp giấy phép. Qua đó, doanh nghiệp mới hoạt động đúng theo quy định với các hoạt động sản xuất, mua bán của mình. 

Hiện nay, các loại hình doanh nghiệp đều có một quá trình sản xuất đến kinh doanh liên tục, hoặc một phần của quy trình đầu tư. Quá trình này có thể bắt đầu tư sản xuất đến cung ứng dịch vụ hoặc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường, tất cả đều có lợi ích chung là vì doanh thu, lợi nhuận. 

Bạn có thể hiểu đơn giản hơn về doanh nghiệp là gì, chính là những tổ chức về kinh tế hoạt động vì lợi nhuận. Tuy nhiên, cũng có một số tổ chức về kinh tế hoạt động vì những mục tiêu khác chứ không vị lợi.

Doanh nghiệp là gì? Đây chính là những tổ chức về kinh tế, sở hữu tài sản riêng
Doanh nghiệp là gì? Đây chính là những tổ chức về kinh tế, sở hữu tài sản riêng

Đặc điểm của doanh nghiệp là gì?

Mỗi một loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ mang những đặc điểm nhất định đặc trưng cho doanh nghiệp đó. Nhưng nhìn chung, đều có:

Đặc điểm doanh nghiệp là gì? – Có tính hợp pháp

Tổ chức, doanh nghiệp điều đầu tiên cần có đó chính là hoạt động hợp pháp, cần có sự công nhận của những cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi nộp hồ sơ và quá trình xét duyệt hoàn tất, bạn sẽ được nhận giấy phép đăng ký thành lập. Say khi nhận được giấy phép công nhận, doanh nghiệp sẽ chịu sự ràng buộc bởi những quy định có liên quan đề ra đồng thời cũng được pháp luật bảo hộ. 

Hoạt động thường xuyên

Doanh nghiệp có tính chất hoạt động thường xuyên, các hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ thường xuyên. Hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn có thể sản sinh được lợi nhuận thông qua những hoạt động, sản xuất, trao đổi hàng hóa hoặc là phục vụ người dùng. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp đặc thù thường là những doanh nghiệp hướng tới lợi ích của cộng đồng. 

Doanh nghiệp có tính chất hoạt động thường xuyên
Doanh nghiệp có tính chất hoạt động thường xuyên

Tính tổ chức

Tính tổ chức của doanh nghiệp là gì, thể hiện ở đâu? Doanh nghiệp chính là một liên kết mang tính tổ chức, từ điều hành, đến phòng ban, nhân sự. Mỗi doanh nghiệp đều có tài sản riêng, trụ sở riêng và có tính pháp nhân (ngoại trừ loại hình tư nhân).

Các loại doanh nghiệp là gì theo hình thức pháp lý?

Theo hình thức pháp lý có dạng doanh nghiệp hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp hợp danh và tư nhân. Cụ thể là:

Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn

Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn gồm công ty TNHH 1 thành viên hoặc là tư hai thành viên trở lên. Thành viên sẽ chịu trách nhiệm trong tài sản riêng của doanh nghiệp đó hoặc là những khoản nợ có liên quan đến phạm vi số vốn điều lệ. Về công ty TNHH  thành viên có những đặc điểm cụ thể như sau:

  • Loại hình này thường do tổ chức hoặc là cá nhân trở thành chủ sở hữu. Theo đó cần phải có nghĩa vụ đối với tài sản chung thuộc vốn điều lệ và các khoản nợ liên quan. 
  • Số thành viên và tổ chức tham gia vào tổ chức này không được vượt quá 50 người.
  • Cổ phần góp liên quan đến các thành viên được chuyển nhượng dựa trên quy định của Luật Doanh nghiệp.
  • Các thành viên chịu trách nhiệm liên quan đến tài sản và những khoản nợ khác dựa trên vốn điều lệ.
  • Kể từ khi nhà nước ban hành giấy phép hoạt động kinh doanh, tổ chức  đó sẽ có được tư cách pháp nhân. 
  • Những công ty TNHH có từ 2 thành viên có mặt sẽ không được phép phát hành ra cổ phần để huy động vốn. 

Công ty cổ phần

Những loại hình phổ biến trong doanh nghiệp là gì? Công ty cổ phần có thể nói là loại hình phổ biến nhất, với những đặc điểm cụ thể như sau:

  • Theo đó, số vốn ban đầu (điều lệ) sẽ được phân thành những phần bằng nhau, mỗi người sở hữu một hoặc nhiều phần, đây chính là cổ phần. 
  • Những cổ đông tham gia có thể là một tổ chức hoặc là một cá nhân và có ít nhất là 3 cổ đông. Về số lượng cổ đông tối đa sẽ không có mức giới hạn cụ thể nào. 
  • Tương tự như công ty TNHH, chủ sở hữu có liên quan đến quyền hạn, trách nhiệm với khoản nợ và tài sản chung. Tuy nhiên, còn có thêm trách nhiệm bổ sung về số vốn đã được góp vào doanh nghiệp. 
  • Cổ đông được toàn quyền đem những cổ phần sang tên cho người khác. 
  • Có quyền phát hành nhiều loại cổ phần khác nhau nhằm mục đích huy động vốn.

Công ty hợp danh

Công ty hợp danh trong loại hình doanh nghiệp là gì? Đây là những công ty có ít nhất là 2 thành viên trở lên và là chủ sở hữu của doanh nghiệp đó với thương hiệu chung. Những thành viên trong công ty sẽ phải chịu trách nhiệm liên quan đến công ty với tất cả tài sản cá nhân. Công ty này bên cạnh các chủ sở hữu còn có thêm các thành viên góp vốn. 

Công ty hợp danh là công ty có ít nhất là 2 thành viên trở lên 
Công ty hợp danh là công ty có ít nhất là 2 thành viên trở lên

Doanh nghiệp tư nhân

Loại hình doanh nghiệp này thường chỉ là do các cá nhân sở hữu chính vì thế nên bất cứ hoạt động của công ty sẽ do chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm hoàn toàn. Mỗi cá nhân theo quy định của pháp luật chỉ được tạo lập nên công ty duy nhất. 

Doanh nghiệp trách nhiệm vô hạn

Trong loại hình này, những chủ sở hữu phải có nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi hoạt động doanh nghiệp bằng tất cả tài sản của mình. Điều này là do những hoạt động của công ty đó không có đủ năng lực về ngân sách, tài chính để thực hiện kinh doanh. Và loại hình này bao gồm cả dạng công ty hợp danh và tư nhân.

Tìm hiểu các bước thành lập doanh nghiệp là gì?

Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ trải qua quá trình để xây dựng nhất định, dựa trên những quy trình nhất định. Về cơ bản, các bước làm thủ tục để hoàn thành tổ chức doanh nghiệp là:

  • Bước đầu tiên để xây dựng, thành lập nên doanh nghiệp:Bạn cần xác định loại hình doanh nghiệp là gì của công ty theo quy định pháp luật.
  • Sau khi đã chọn được loại hình phù hợp nhất, bạn cần suy nghĩ về tên của doanh nghiệp sao cho phù hợp. Lúc này, cần phải xác minh chính xác xem tên có trùng hay dễ gây ra nhầm  lẫn với những loại hình doanh nghiệp đang có hay không.
  • Bước 3: Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký, bạn nên tham khảo đầy đủ trong Luật Doanh nghiệp cùng hoặc lên trang trang web của chính phủ để xem được hướng dẫn chi tiết.
  • Bước 4:  Soạn thảo theo hướng dẫn đúng với quy định của pháp luật.
  • Bước 5: Bạn thực hiện nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
  • Bước 6: Nhận kết quả trả về, nếu như có những yêu cầu bổ sung hoặc sửa đổi gì, bạn tiến hành điều chỉnh lại và nộp lại.
Doanh nghiệp khác nhau sẽ có quy trình và thủ tục đăng ký khác nhau
Doanh nghiệp khác nhau sẽ có quy trình và thủ tục đăng ký khác nhau

Xem thêm:

Tổng kết

Điều quan trọng khi thành lập nên doanh nghiệp chính là cần phải tìm hiểu thật kỹ các thông tin cũng như thực hiện đúng quy trình và thủ tục của nhà nước. Sau quá trình thành lập, chủ sở hữu cần phải có định hướng và mục tiêu rõ ràng để phát triển công ty.

Với những thông tin về doanh nghiệp là gì, bạn đã có cái nhìn chi tiết nhất để có định hướng rõ ràng hơn khi thành lập doanh nghiệp. Việc tìm hiểu rõ từng loại hình giúp bạn có thể định hướng xây dựng doanh nghiệp rõ ràng hơn. 

Bài viết gần đây