19 C
Vietnam
Chủ Nhật, Tháng mười một 24, 2024

 QC là gì? Những điều quan trọng cần biết về công việc QC

Khái niệm QC hiện nay còn khá mơ hồ với đại đa số người Việt Nam vì nó thường bị nhầm lẫn với mấy từ viết tắt của tiếng Việt như quảng cáo. Vậy để hiểu rõ hơn ngành QC là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau bài viết này nhé. Các thông tin cụ thể về khái niệm, các vị trí, các nhiệm vụ và tố chất cần có của một nhân viên QC sẽ được trình bày đầy đủ. 

Tìm hiểu khái niệm QC là gì?

QC là gì? là cụm từ viết tắt Quality Control với ý nghĩa kiểm tra chất lượng. Kiểm soát chất lượng là quá trình kiểm tra sản phẩm và qua đó, các doanh nghiệp luôn phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, duy trì ở trạng thái những lỗi sai hạn chế nhất hoặc không có sai sót nào. 

QC là một ngành mới và trở nên phổ biến trong vài năm trở lại đây, có nhu cầu nhân sự rất cao và tiền lương cũng vô cùng hậu hĩnh.  Để thực hiện công việc này cần có một hoặc nhiều người nhân viên được đào tạo để kiểm tra và kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm thông qua các biến thể có ý nghĩa trong thống kê. Bên cạnh đó QC là việc tạo lập các kiểm soát được xác định rõ ràng, giúp chuẩn hóa quá trình sản xuất và thích ứng với các vấn đề về chất lượng sản phẩm, hạn chế phòng lỗi.

Vậy thực chất QC là gì? Có thể hiểu QC (hay nhân viên KCS) là nhân viên làm công việc kiểm soát chất lượng ở các bộ phận của doanh nghiệp và trong các nhà máy sản xuất. Họ là người trực tiếp tiến hành kiểm tra các khâu sản xuất, đảm bảo chất lượng đầu ra được đảm bảo theo những tiêu chuẩn có sẵn.

Nhân viên kiểm soát chất lượng hiện là nghề rất nổi và được ưa chuộng
Nhân viên kiểm soát chất lượng hiện là nghề rất nổi và được ưa chuộng

Những vị trí của QC là gì?

Có thể nói QC là một công việc mới và khá lạ với nhiều người. Chúng ta đang trên hành trình hiểu rõ hơn về QC là gì và sau khi biết được khái niệm, hãy tìm hiểu những vị trí của một nhân viên QC nhé. Nhân viên QC thường có ba vị trí ứng với một khâu của quy trình sản xuất như sau.

Nhân viên bộ phận IQC

Nhân viên IQC (Input Quality Control): hay gọi là nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu vào, có vai trò kiểm tra chất lượng nguồn nguyên vật liệu đầu vào có đạt chuẩn quy định và có tốt không.

Ngoài ra, một IQC cần phải theo dõi quá trình đưa nguyên vật liệu vào và tình hình sử dụng chúng, giải quyết các vấn đề phát sinh, làm việc và đánh giá với bên cung ứng cũng như tham gia các ý tưởng phát triển sản phẩm.

Nhân viên bộ phận PQC ngành QC là gì?

Nhân viên PQC (Producing Quality Control) hay còn được gọi là nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất sản phẩm có nhiệm vụ tham gia vào các ý tưởng, nội dung phát triển sản phẩm mới, triển khai quy trình kiểm tra sản phẩm, kiểm tra các công đoạn hoàn thành và yêu cầu nhân viên trong bộ phận đó khắc phục nếu có lỗi sai xảy ra.  

Các vị trí có thể lựa chọn trong ngành QC hiện nay
Các vị trí có thể lựa chọn trong ngành QC hiện nay

Nhân viên bộ phận OQC

Nhân viên OQC (Output Quality Control) hay còn gọi là nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu ra. Nhiệm vụ của họ là đưa ra các chỉ tiêu đánh giá sản phẩm, có thể trực tiếp kiểm tra và đánh giá sản phẩm, quyết định thông qua cho những sản phẩm đạt yêu cầu. Bạn cần hiểu được nhiệm vụ của vị trí này trong ngành QC là gì để thực hiện một cách tốt hơn.

Bên cạnh đó, họ còn là những người trực tiếp phải thu thập và phân loại những sản phẩm bị lỗi trong quá trình sản xuất hoặc yêu cầu bộ phận PQC sữa lại những sai sót kỹ thuật. Nhân viên OQC tham gia vào công việc giải quyết các khiếu nại của khách về chất lượng thành phẩm.

Nhiệm vụ của một nhân viên QC

Để hiểu rõ hơn QC là gì, hãy cùng tìm hiểu xem những công việc mà một QC cần làm và vai trò của họ trong các công việc là gì ngay sau đây nhé. Điều này sẽ giúp bạn có thể định hướng và hoàn thành những nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả nhất. 

Kiểm soát, kiểm tra nguồn nguyên vật liệu đầu vào 

Công việc của nhân viên QC ở nhiệm vụ này gồm có:

  • Đưa ra các chỉ tiêu về chất lượng cũng như số lượng về nguồn nguyên vật liệu đưa vào nhà máy, doanh nghiệp.
  • Phân loại nguyên liệu theo chất lượng và báo cáo kết quả.
  • Loại bỏ những vật liệu bị sai sót, hỏng hóc.

Kiểm tra chất lượng của sản phẩm được xuất đi

Lúc này, nhân viên QC cần làm một số các công việc sau:

  • Kiểm tra hàng hóa xuất đi.
  • Loại bỏ hàng hóa bị sai sót, hỏng hóc.
  • Đóng dấu xác nhận và ký tên để xuất hàng hóa đi.
Liệt kê các nhiệm vụ của nhân viên QC là gì để thực hiện hiệu quả
Liệt kê các nhiệm vụ của nhân viên QC là gì để thực hiện hiệu quả

Kiểm soát, kiểm tra các quy trình trong sản xuất

Các công việc của nhân viên QC là gì, bạn cần theo dõi tiếp phần sau đây:

  • Giám sát sản phẩm trong từng công đoạn.
  • Phân loại sản phẩm lỗi, xử lý sản phẩm lỗi và sự cố phát sinh.
  • Kịp thời tìm ra nguyên nhân, phát hiện sự cố máy móc, trang thiết bị hỏng hóc, hay chưa được bảo trì, các thành phẩm lỗi trong quá trình sản xuất.
  • Khắc phục hậu quả.

Các công việc khác

Ngoài các công việc trên, nhân viên QC còn đảm nhiệm thực hiện một số các công việc khác như sau:

  • Kiểm tra quy trình bảo quản thành phẩm.
  • Giám sát lượng hàng hao hụt.
  • Xử lý công nhân vi phạm
  • Đào tạo công nhân.
  • Đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.

Vai trò của nhân viên QC là gì trong hệ thống công việc?

Bộ phận QC được xem là đường huyết mạch trong sự thành công của một dây chuyền sản xuất, ảnh hưởng đến sự thành bại của công ty. Sứ mệnh của một người QC là luôn đảm bảo chất lượng cho gần toàn bộ quy trình sản xuất. Biết được vai trò của nhân viên QC là gì trong hệ thống công việc của doanh nghiệp sẽ giúp bạn xác định vị trí nghề nghiệp tốt hơn.

Bộ phận QC là bộ phận phải trực tiếp thực hiện công việc của mình tại các phân xưởng cũng như toàn bộ nhà máy. Họ luôn phải đi đến từng bộ phận để giám sát, theo dõi cẩn trọng các công đoạn trong sản xuất để tránh những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra trong sản xuất.

Ngoài ra, QC là người giám sát chất lượng từ khi nguyên vật liệu được nhập vào nhà máy đến khi tạo ra thành phẩm đến tay người dùng. Công việc của một người QC luôn phải hoạt động liên tục không ngừng nghỉ, đòi hỏi khả năng chịu áp lực cao. QC góp phần xây dựng thành công sản phẩm và tạo uy tín, thương hiệu cho công ty.

Những tố chất để trở thành QC

QC là một nghề không hề dễ, người làm QC cần phải có những tố chất cũng như những kỹ năng sau để hoàn thành được tốt nhất công việc được giao. Cùng tìm hiểu xem những tố chất để có thể trở thành một chuyên viên QC là gì để từ đó nâng cao kỹ năng của mình hơn nhé.

Kỹ năng giám sát

Nhân viên QC luôn phải theo dõi và kiểm tra các công đoạn sản xuất từ khâu nhập nguyên vật liệu đầu vào đến quy trình sản xuất sản phẩm, đưa thành phẩm ra và xuất đi. Kỹ năng giám sát là cần có và vô cùng cần thiết bởi họ cần giám sát tốt các quá trình để phát hiện kịp thời những sai sót, đưa ra các biện pháp giải quyết, khắc phục hậu quả, đảm bảo chất lượng của sản phẩm.

Kỹ năng quản lý và tính nhạy bén trong công việc QC là gì?

Một người QC phải làm rất nhiều công việc cùng một lúc, vậy nên họ cần quản lý thời gian của mình thật tốt để đảm bảo các công việc được thực hiện trơn tru và đảm bảo quản lý tốt nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, họ cần phải nhạy bén trong mọi tình huống để giải quyết chúng một cách nhanh gọn mà vẫn đảm bảo tiến độ công việc.

Nắm được các kỹ năng cần có của nhân viên QC là gì để phát triển
Nắm được các kỹ năng cần có của nhân viên QC là gì để phát triển

Xem thêm:

Luôn học hỏi không ngừng

Nhà QC luôn phải bắt kịp xu hướng của thời đại, luôn phải cập nhật và học hỏi những tiến bộ khoa học công nghệ, các thiết bị hiện đại. Việc học hỏi không ngừng sẽ giúp QC thêm nhiều kiến thức và tạo được giá trị, uy tín với nhân viên và cấp trên.

Hy vọng thông qua bài viết bạn sẽ hiểu rõ hơn QC là gì. Đây cũng được xem là công việc lý tưởng trong tương lai. Nếu chưa có định hướng nghề nghiệp cho bản thân, bạn cũng có thể rèn luyện, cố gắng học tập để trở thành một QC trong tương lai.

Bài viết gần đây