Quản trị một quá trình hoạch định, tổ chức và điều khiển để có thể kiểm soát công việc và nỗ lực của con người cũng như vận dụng mọi tài nguyên để hoàn thành mục tiêu đề ra. Vậy quản trị là gì và các đặc tính của quản trị như thế nào. Bài viết sau đây sẽ bật mí cho bạn những thông tin cụ thể ngay sau đây.
Thông tin về quản trị
Quản trị là một thuật ngữ dùng chỉ đến một phương thức hoạt động để hướng đến mục tiêu cần được hoàn thành và mang đến hiệu quả công việc cao nhất. Hoạt động này là tất yếu và bắt buộc khi có sự kết hợp với nhau để hoàn thành nên mục tiêu chung.
Ngày nay, thuật ngữ quản trị được sử dụng rộng rãi với nhiều cách hiểu khác nhau. Vậy quản trị là gì, sau đây là một vài cách hiểu cơ bản nhất:
- Quản trị chính là hoạt động của một hoặc nhiều người để nhằm phối hợp thống nhất những hoạt động chung của nhiều người từ đó tạo nên một mục tiêu chung. Theo đó, để hiểu theo cách này, quản trị sẽ xuất hiện khi có nhiều người cùng hợp tác với nhau.
- Quản trị là là hoạt động mà chủ thể quản trị tác động lên đối tượng quản trị đã vạch ra trong sự thay đổi liên tục của môi trường. Theo đó, hoạt động quản trị lúc này sẽ là một quá trình mà chủ thể quản trị tạo nên các hoạt động.
- Quản trị được hiểu là một quy trình hoạt động, điều khiển cũng như kiểm soát công việc cùng với sự nỗ lực để khai thác tối đa mọi tiềm năng hoàn thành mục tiêu đề ra.
Tính khoa học của quản trị
Quản trị chính có đặc tính khoa học, khoa học quản trị đã được hun đúc qua thời gian của các ngành và lĩnh vực như tâm lý học, kinh tế học,…. Thông qua đó, khoa học quản trị giúp người thực hiện nhiệm vụ quản trị có được tư duy và cách xử lý những vấn đề phát sinh, những phương pháp và công cụ để giải quyết công việc. Những yêu cầu của tính khoa học quản trị là gì, sẽ được cụ thể sau đây:
- Quản trị phù hợp với các quy luật khách quan dựa vào sự hiểu biết sâu sắc về quy luật chung và riêng và kết hợp với những kinh nghiệm của thực tế vào quản trị.
- Quản trị sẽ cần sử dụng nhiều phương pháp, công cụ để thực hiện được công việc hiệu quả nhất.
- Quản trị cần đảm bảo phù hợp với từng điều kiện, quy mô của tổ chức ở từng giai đoạn cụ thể nhất.
Tính nghệ thuật của quản trị là gì?
Bên cạnh tính khoa học, hoạt động quản trị cũng cần có tính nghệ thuật riêng của nó. Để có thể quản trị chủ thể quản trị sẽ phải có nhiều kỹ năng, bí quyết và kỹ xảo để thực hiện thành công các mục tiêu đề ra.
Nghệ thuật ở đây được thể hiện ở việc chắt lọc những kiến thức để có thể vận dụng một cách phù hợp nhất cho từng lĩnh vực và từng hoàn cảnh cụ thể. Do đó, nghệ thuật quản trị sẽ được bộc lộ rõ qua từng tình huống cụ thể ở một số lĩnh vực như:
Nghệ thuật quản trị là gì – Sử dụng người
Khi nói tới nghệ thuật dùng người, chủ thể quản trị sẽ phải biết được những thế mạnh và hạn chế khác nhau. Nếu bạn tận dụng được điều đó, bạn sẽ nhận ra ai cũng có tiềm năng vượt trội. Nhưng để làm được điều đó, nhà quản trị sẽ phải hiểu được tâm lý từng người và họ phù hợp với công việc nào, ở đây. Như vậy mới có thể phát huy được tối đa hiệu quả công việc và tạo nên sự phát triển chung của tập thể.
Nghệ thuật giáo dục
Nhà quản trị sẽ phải biết sử dụng các hình thức khen, chê hay thuyết phục, kỷ luật,….Tùy vào từng đối tượng mà sẽ có cách áp dụng cụ thể và mang tính nghệ thuật khéo léo của nhà quản trị. Nếu bạn áp dụng không đúng cách không những không thể giúp họ phát triển mà còn gây nên tính tiêu cực cho họ.
Nghệ thuật ứng xử
Đây được xem là một trong những nghệ thuật thể hiện rõ nhất trong quá trình giao tiếp. Từ việc sử dụng ngôn ngữ, cách ứng xử, hành vi và thái độ để có được hiệu quả quản trị công việc tốt nhất.
Bên cạnh đó, nhà quản trị sẽ phải có thái độ tôn trọng, hòa nhã, luôn khiêm tốn. Hơn thế, nghệ thuật quản trị còn thể hiện ở việc tạo thời cơ để nhân viên phát triển và thể hiện năng lực của bản thân.
Chức năng quản trị là gì?
Chức năng quản trị chính là một nhóm công việc mà bất cứ một nhà quản trị nào cũng phải thực hiện. Hay hiểu cách khác đây là một hoạt động riêng rẽ trong việc phân công nhiệm vụ thể hiện phương hướng cũng như các giai đoạn thực hiện để hoàn thành nên những mục tiêu chung của tổ chức.
Hiện nay, sẽ có nhiều cách phân loại hoạt động quản trị tuy nhiên, nhìn chung chức năng của hoạt động này là hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát, cụ thể như sau:
Chức năng hoạch định
Đây được xem là chức năng quan trọng và đầu tiên mà bất cứ một nhà quản trị nào cũng phải thực hiện. Hoạt động này sẽ là việc xác định mục tiêu tổ chức, xây dựng chiến lược để hoàn thành các mục tiêu đó. Đồng thời chức năng này cũng đưa ra các biện pháp giúp thực hiện các mục tiêu tốt nhất.
Chức năng quản trị là gì – Tổ chức
Chức năng này chủ yếu là việc thiết kế cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp gồm có xác định các việc phải làm, ai sẽ là người thực hiện những công việc đó và bộ phần nào cần được thành lập và phân công và có trách nhiệm giữa những bộ phận khác nhau từ đó phân chia cấp bậc trong tổ chức.
Chức năng điều khiển
Chức năng tiếp theo của nhà quản trị đó chính là kích thích và động viên, phối hợp với con người và thực hiện được các mục tiêu quản trị đã đề ra từ đó giải quyết các xung đột và mâu thuẫn trong tập thể. Thông qua đó, hướng tới một tổ chức hoạt động theo quỹ đạo chung.
Chức năng quản trị là gì – Kiểm soát
Nhằm đảm bảo công việc được thực hiện đúng với dự kiến và mục tiêu đề ra nhà quản trị sẽ phải theo dõi toàn bộ hoạt động của các thành viên, thu thập thông tin về những kết quả thực tế và so sánh với những mục tiêu đặt ra xem đã đạt theo yêu cầu chưa. Nếu còn chậm trễ phải đưa ra phương án giải quyết, nếu có sai sót cũng cần phải điều chỉnh ngay không để sai cả hệ thống.
Vai trò của nhà quản trị
Tùy vào từng doanh nghiệp, quy mô, cơ cấu khác nhau mà nhà quản trị sẽ có vai trò khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản sẽ phân thành 3 nhóm vai trò chính đó là:
Trong quan hệ người với người
- Vai trò tượng trưng: Thể hiện là người có quyền hạn cao nhất, thực hiện các nghi lễ và hình thức, kiểu là người đại diện.
- Vai trò người lãnh đạo: Đây là dạng thực hiện việc động viên, thúc đẩy cấp dưới thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu.
- Vai trò của nhà quản trị là gì – liên kết: Nhà quản trị sẽ là cầu nối gắn kết giữa mọi thành viên trong tổ chức.
Vai trò truyền thông
- Trung tâm thu thập, xử lý thông tin sẽ là nơi lưu trữ mọi thông tin quan trọng trong doanh nghiệp.
- Phổ biến thông tin: Thực hiện phổ biến thông tin cho cấp dưới và báo cáo cho cấp cao hơn.
- Người phát ngôn của tổ chức: Đại diện công ty phát ngôn thông tin ra bên ngoài.
Xem thêm:
- Support là gì và những tố chất cần có của một người support
- Workshop là gì? Điều gì tạo nên thành công buổi workshop?
Những thông tin bài viết chia sẻ đã giúp bạn có thể hiểu được hoạt động quản trị là gì và những thông tin liên quan đến hoạt động này. Mong rằng những nội dung bài viết cung cấp giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về chuyên ngành này.