Mentor là yếu tố quan trọng trong quá trình khởi nghiệp của đông đảo cá nhân hay các doanh nghiệp. Vậy chính xác Mentor là gì và có vai trò ra sao? Bạn hãy đọc ngay bài viết dưới để tìm đáp án nhé!
Mentor là gì?
Mentor là gì? là một người cố vấn, là người hướng dẫn, đồng thời giúp đỡ người khác phát triển, thành công, đạt được kết quả mong muốn trong một lĩnh vực bất kỳ trong cuộc sống. Là người tài giỏi, có tâm, giàu kinh nghiệm, có tầm nhìn trong mọi vấn đề.
Một Mentor là sự hội tụ của rất nhiều yếu tố: trình độ, tài trí, nhanh nhẹn, kỹ năng tốt, không những thế mà còn là tầm nhìn xa trông rộng hơn người. Bên cạnh đó là một cùng một trái tim đầy nhiệt huyết, biết lắng nghe, biết chia sẻ, luôn thấu hiểu và sẵn sàng gắn bó đồng hành cùng người đã lựa chọn họ. Bởi vậy giá trị đôi bên mang lại chính là quả ngọt của sự thành công và chiến thắng.
Một số thuật ngữ cơ bản liên quan đến Mentor
Bên cạnh khái niệm về Mentor mà chúng cần tìm hiểu thêm một số thuật ngữ cơ bản liên quan. Những thuật ngữ này sẽ giúp chúng ta thấy được tầm quan trọng, vai trò thiết thực của Mentor.
- Mentee là khái niệm chỉ người được cố vấn, được giám sát, người mong muốn sẽ thành công dưới sự trợ giúp của Mentor.
- Mentoring là khái niệm mô tả về cả quá trình cùng nhau gắn kết, cùng nhau phát triển, cùng nhau hành động của 2 đối tượng mentor và mentee trong sự nghiệp hoặc đời sống cá nhân với mong muốn sẽ thành công.
- Mentorship là khái niệm chỉ mối quan hệ giữa mentor và mentee đã tạo ra được trong và sau toàn bộ quá trình mentoring.
- Mentor program là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ kế hoạch, hay chương trình phù hợp, hoàn hảo, chi tiết của Mentor khi có sự kết hợp đồng hành của Mentee.
Những tiêu chí quan trọng để trở thành một Mentor là gì?
Một Mentor tài ba, được người người mến mộ, tin tưởng. Một Mentor hội tụ tất cả những điểm mạnh, giàu kinh nghiệm và đầy sáng tạo. Vậy những tiêu chí nào cần có để trở thành Mentor là gì? Hãy điểm danh các tiêu chí dưới đây ngày nào!
Đề cao tiêu chí “mối quan hệ” của một Mentor là gì?
Quá trình Mentorship không phải là một mối quan hệ đơn giản, nhạt nhẽo giữa một cố vấn và Mentee. Muốn trở thành một Mentor giỏi bạn phải biết cách tạo dựng mối quan hệ tốt với Mentee. Đó là một mối quan hệ rất gần gũi, khăng khít giữa người hướng dẫn, người chỉ đường, cũng chính là người thầy đối với người học trò còn đang rất mơ hồ, đôi khi rất lúng túng.
Thành công ban đầu của một Mentor chính là tạo dựng được một mối quan hệ Mentorship hoàn hảo, gắn kết. Đây cũng chính là động lực, là yếu tố tiền đề dẫn đường cho quá trình Mentorship đạt được kết quả mà Mentee mong đợi.
Quá trình mentoring mà Mentor đề ra phải thực sự có ý nghĩa, đồng thời giúp cho Mentee ngày một thay đổi, phát triển theo chiều hướng mà họ mong đợi và hy vọng. Một mối quan hệ bền vững, tự nguyện đôi bên cùng có lợi, cùng nhau phát triển, cùng nhau hành động sẽ là yếu tố dẫn tới sự thành công của quá trình mentoring.
Đề cao tiêu chí “cảm thông” và “thấu hiểu” của một Mentor
Trong quá trình Mentoring diễn ra thì Mentor và Mentee phải được xem như một cặp đôi hoàn hảo hơn bao giờ hết. Một Mentor giỏi là người sẽ thành công với bất kỳ người học trò nào, dù họ thông minh hay chậm tiến. Không nhất thiết Mentee thông minh thì quá trình Mentoring mới thành công. Vì vậy một Mentor tốt phải là người ngoài cái tài ra còn cần có “tâm” cần đặt chữ “tâm”.
Một Mentor giỏi cần biết lắng nghe, biết thấu hiểu và luôn luôn biết cảm thông cho người đồng hành để đạt được kết quả tốt nhất.Nếu đạt được những thành công trên chắc chắn Mentor sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi cùng nhau hành động. Lúc này giá trị của cả hai mang lại cho nhau sẽ càng gia tăng, thành công chắc chắn sẽ đến với họ.
Tiêu chí “tin tưởng” và “gắn bó” của một Mentor là gì?
Không có một kế hoạch nào sẽ thành công nếu các thành viên tham gia nghi ngờ và không tin tưởng vào nhau. Vì vậy nên “tin tưởng” và “gắn bó” là một yếu tố vững chắc mà Mentor cần phải xây dựng ngay từ đầu. Một học trò không thể giỏi nếu còn đang hoài nghi về tri thức mà người thầy truyền thụ là “đúng” hay “sai”.
Mentor cần phải tạo được một Mentorship gắn bó và hoàn hảo. Cả hai cùng tin tưởng, cùng nỗ lực, cùng phấn đấu và cùng thành công. Con đường dẫn đến thành công sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu cả 2 đồng lòng, đồng sức. Một Mentor có tâm và có tầm chắc chắn sẽ không bỏ qua tiêu chí này.
Tiêu chí “luôn tôn trọng” và “ghi nhận” của một Mentor là gì?
Mentor là gì? Chính là một cố vấn hội tụ rất rất nhiều ưu điểm, nhiều kỹ năng. Vậy nên “luôn tôn trọng” và “ghi nhận”nỗ lực của người bạn đồng hành Mentee là điều không thể thiếu và không thể bỏ qua. Sự ghi nhận của Mentor đối với Mentee chính là đòn bẩy tạo nên động lực và sự cố gắng phát triển của Mentee trong quá trình Mentoring.
Lúc này Mentee sẽ cảm nhận được tầm quan trọng, sự quan tâm, mong muốn thành công của Mentor dành cho mình. Hay chính là Mentee đã biết được “Mentor luôn muốn những điều tốt đẹp nhất, những lợi ích và thành công lớn nhất đến với họ”. Cũng chính yếu tố này sẽ giúp Mentor dễ dàng truyền tải những kỹ năng, kinh nghiệm, đam mê đến với Mentee.
Với doanh nghiệp, vai trò của Mentor là gì?
Mentor là gì? Trong quá trình khởi nghiệp của bất kỳ một doanh nghiệp nào, vai trò của Mentor là rất quan trọng. Cùng tìm hiểu những vai trò của Mentor dưới nhé!
- Mentor cung cấp bản kế hoạch hoàn hảo, chi tiết, tỉ mỉ cho bất kỳ chiến lược nào của doanh nghiệp.
- Mentor đưa ra những ý tưởng sáng tạo, độc đáo, đặc sắc để có thể cạnh tranh với các đối thủ.
- Mentor – người cố vấn khởi nghiệp luôn khẳng định được vị trí của mình trong mọi hoàn cảnh, mọi vị trí, công việc cụ thể khác nhau.
- Bởi vậy một Mentor khởi nghiệp tuyệt vời sẽ là người có rất nhiều kinh nghiệm, nhiều thành công trong lĩnh vực kinh doanh, và chắc chắn là người đã từng trải qua rất nhiều biến cố. Đồng thời Mentor khởi nghiệp là người luôn biết truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, rất nỗ lực, tạo nguồn lợi và giá trị cho doanh nghiệp.
Xem thêm:
- Từ MBTI là gì? Phân tích 16 nhóm tính cách trong MBTI
- Logic là gì và cách nào để tăng khả năng tư duy logic
Những mô hình phổ biến hiện nay với sự trợ giúp của Mentor là gì?
Tùy vào hoàn cảnh, mục đích khác nhau của từng cá nhân, từng doanh nghiệp mà họ lựa chọn các mô hình Mentoring khác nhau. Việc lựa chọn được mô hình hợp lý sẽ là yếu tố thành công cho quá trình Mentoring.
Mô hình một mentee với sự trợ giúp của một Mentor là gì?
Đây là mô hình mà quá trình Mentoring diễn ra với số lượng chỉ bao gồm một Mentor và một Mentee. Với ưu điểm về số lượng 1:1 nên việc xây dựng mối quan hệ mentorship tốt, bền vững, gắn bó và hoàn hảo là rất khả quan trong quá trình Mentoring.
Trong mô hình này, người được hướng dẫn Mentee rất dễ dàng chia sẻ với Mentor, đồng thời nhận được nhiều sự quan tâm, hướng dẫn nỗ lực của Mentor. Bằng tất cả những lợi thế tạo nhiều ưu thế cho Mentee và khả năng thành công cao, mô hình Mentoring 1:1 là một xu thế đang được đông đảo giới trẻ đón chào và trải nghiệm.
Mô hình xây dựng dựa trên nguồn tiềm năng Mentor là gì?
So với mô hình 1:1 thì mô hình này cũng khá tương đồng về cách thức hoạt động. Điểm khác cơ bản của mô hình này là quá trình Mentoring được diễn ra trong khi Mentee được phép lựa chọn một Mentor trong danh sách các Mentor đã được đề xuất.
Trong mô hình này Mentee đưa ra các yêu cầu, nguyện vọng và kết quả mà họ mong muốn đạt được sau quá trình Mentoring để tìm một Mentor phù hợp với mình. Do đó yếu tố tự nguyện được xem như là một tiêu chí cao trong mô hình này. Chính vì thế, để có thể tìm được một mentor ưng ý thì bạn phải chủ động liên hệ và gặp gỡ.
Mô hình nhiều mentee với sự trợ giúp của một Mentor
Có thể có một tên gọi khác ngắn gọn hơn cho mô hình này chính là “mô hình làm việc theo nhóm”. Trong mô hình này một Mentor sẽ được làm việc cùng lúc với nhiều Mentee. Mentor là người trực tiếp hướng, hỗ trợ, đào tạo cùng lúc một nhóm người trong khoảng thời gian nào đó. Số lượng Mentee là một nhóm người, đó cũng chính là nguyên nhân gây khó khăn về tính đồng bộ thống nhất trong quá trình Mentoring diễn ra.
Việc sắp xếp thời gian để tất cả các Mentee cùng làm việc với Mentor cũng đã là trở ngại cho mô hình này. Mặt khác, trình độ cũng như sự tiếp thu vấn đề, kỹ năng của các Mentee là khác nhau, dẫn tới lượng thời gian cũng như tâm sức khi hướng dẫn cho một Mentee có thể không đạt được mức độ cao nhất.
Mô hình nhiều Mentee với sự hướng dẫn của một Mentor được ưa chuộng và đạt kết quả cao khi ứng dụng trong doanh nghiệp hoặc những hoạt động cần sự tham gia của nhiều người và đang cần sự tăng tốc để đạt kết quả nhanh. Trong mô hình này, khi Mentor thành công thật sự đã là một Mentor rất giỏi, hội tụ rất nhiều yếu tố tuyệt vời.
Tổng kết
Trên đây là tổng hợp những kiến thức giải đáp Mentor là gì?. Mong rằng với những chia sẻ trên quý bạn đọc tìm được những chân lý mới để đến với cái đích của sự thành công. Chúc các bạn luôn may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống và tìm được một Mentor vừa “tài” vừa có “tâm”. Hãy theo dõi nhé! Chúng tôi còn rất nhiều bài viết ý nghĩa, thú vị gửi đến quý bạn đọc!