16 C
Vietnam
Thứ ba, Tháng mười hai 3, 2024

Cách tính điểm GPA Việt Nam hiện nay cho bạn tham khảo

Cách tính điểm GPA Việt Nam cũng khá dễ. Bạn có thể tự tính điểm tổng kết từng môn, tất cả các môn, không cần chờ giáo viên chủ nhiệm, nhà trường thông báo. Đọc ngay bài viết này để nắm rõ tất tần tật về điểm GPA nhé. Dự sẽ là những nội dung vô cùng hấp dẫn đấy.

Điểm GPA là gì?

Để áp dụng cách tính GPA chính xác, bạn cần nắm rõ khái niệm GPA trước. Vậy điểm GPA là gì? 

GPA được viết tắt từ cụm từ Grade Point Average (Chứng chỉ GPA). Đây là điểm trung bình tích lũy của sinh viên, học sinh trong suốt quá trình học tập. Điểm GPA được xem là 1 chỉ số đánh giá kết quả học tập, được hệ thống giáo dục của nhiều nước sử dụng.

Và thông qua điểm GPA đó nhà trường sẽ có cái nhìn tổng quan về trình độ học thuật cũng như mức độ nỗ lực, cố gắng trong học tập của các học sinh, sinh viên. Thông qua điểm GPA các bạn cũng sẽ nhìn nhận được một năm học của mình đã đạt được những thành tích gì đáng kể.

Có thể tham khảo thêm:

Cách tính điểm GPA

Cách tính GPA phụ thuộc vào bậc học. Hiện nay một số trang web hỗ trợ tính GPA online, miễn phí. Bạn chỉ cần nhập điểm, trang web sẽ tự động trả về kết quả chính xác trong vài chục giây. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần hiểu bản chất để có kế hoạch phấn đấu. Hoặc có thể phát hiện ra nhầm lẫn để đi phúc khảo kịp thời. 

Cách tính GPA Việt Nam
Cách tính GPA Việt Nam

1. Cách tính điểm GPA THPT

Đối với các bạn muốn du học Canada, du học UK, du học Australia mà mới chỉ tốt nghiệp trung học phổ thông thì cách tính GPA trung học phổ thông sẽ là:

GPA =  Tổng điểm trung bình của các năm : 3 (vì bậc THPT ở Việt Nam có 3 năm)

2. Cách tính điểm GPA đại học

Nếu như ở Việt Nam thì cách tính GPA đại học sẽ được tính như sau:

  •       60% điểm cuối kỳ
  •       30% điểm giữa kỳ
  •       10% điểm chuyên cần

Đây là công thức số đông của các trường đại học hiện đang áp dụng. Một số trường còn lại quy định điểm thành phần của môn học như sau: 10%, 20%, 70%.

3. Thang điểm GPA được sắp xếp như thế nào?

Hiện nay, cách tính GPA cấp 3 được hệ thống giáo dục Việt Nam áp dụng với 3 thang điểm chính đó là thang điểm 4, thang điểm chữ và thang điểm 10. Cụ thể như sau:

3.1. Thang điểm 10

Đầu tiên thang điểm của cách tính GPA cấp 3 đó là thang điểm 10, thang điểm này thông thường sẽ được dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông, trung học cơ sở và các trường đại học, cao đẳng, trung cấp áp dụng.

Thang điểm 10
Thang điểm 10

Áp dụng cách tính điểm GPA Việt Nam theo thang điểm 10 nhà trường sẽ rất dễ để phân loại được sinh viên của mình. Nhà trường sẽ đánh giá được kết quả học tập của từng môn học, học kì, năm học và khóa học theo điểm trung bình chung, cụ thể như sau:

  •       Xuất sắc: 9 – 10
  •       Giỏi: 8 – <9
  •       Khá: 7 – <8
  •       Trung bình khá: 6 – <7
  •       Trung bình: 5 – <6
  •       Yếu: 4 – <5 (không đạt)

Điều kiện xếp loại:

  • Xếp loại giỏi: Điểm trung bình mỗi môn từ 8.0 trở lên. Đối với học sinh trường chuyên, điểm trung bình môn chuyên tối thiểu là 8.0. Học sinh trường không chuyên có điểm trung bình môn Toán hoặc Ngữ Văn tối thiểu là 8.0. Và GPA các môn học còn lại tối thiểu là 6.5.
  • Xếp loại khá: Điểm trung bình môn từ 6.5 trở lên. Học sinh trường chuyên có điểm trung bình môn chuyên tối thiểu là 6.5. Học sinh trường không chuyên có điểm trung bình môn Toán hoặc Ngữ Văn tối thiểu là 6.5. Các môn còn lại không môn nào dưới 5.0.
  • Xếp loại trung bình: Điểm trung bình các môn trên 5.0. Đối với học sinh trường chuyên, điểm tổng kết môn chuyên trên 5.0. Đối với học sinh trường không chuyên, điểm trung bình môn tối thiểu là 5.0. Điểm trung bình 2 môn toán, ngữ văn tối thiểu 5.0. Và các môn còn lại từ 3.5 trở lên.
  • Xếp loại yếu: Điểm GPA các môn học tối thiểu là 3.5. Mỗi môn học đều có điểm trung bình trên 2.0.
  • Xếp loại kém: Thuộc các trường hợp còn lại.

3.2. Thang điểm 4

Cách tính điểm GPA theo thang điểm 4 và thang điểm chữ
Cách tính điểm GPA theo thang điểm 4 và thang điểm chữ

Xem thêm:

Thang điểm 4 sẽ được dùng để tính điểm GPA môn học, học kì, năm học và trung bình chung tích lũy toàn khóa của sinh viên bậc đại học, cao đẳng. Thang điểm 4 hầu như đều được áp dụng cho phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Xếp loại bằng tốt nghiệp

  •       Bằng Xuất sắc: Điểm GPA từ 3.60 – 4.00
  •       Bằng Giỏi: Điểm GPA từ 3.20 – 3.59
  •       Bằng Khá: Điểm GPA từ 2.50 – 3.19
  •       Bằng Trung bình: Điểm GPA từ 2.00 – 2.49

Xếp loại học lực theo học kỳ và năm học:

  •       Xuất sắc: Điểm GPA từ 3.60 – 4.00
  •       Giỏi: Điểm GPA từ 3.20 – 3.59
  •       Khá: Điểm GPA từ 2.50 – 3.19
  •       Trung bình: Điểm GPA từ 2.00 – 2.49
  •       Yếu: Điểm GPA dưới 2.00

3.3. Thang điểm chữ

Thang điểm chữ khá phổ biến. Thang điểm này được dùng để đánh giá, phân loại kết quả học tập từng học phần/ môn học của sinh viên bậc đại học, cao đẳng. Được áp dụng cho phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

  •       Điểm A: loại Giỏi
  •       Điểm B+: loại Khá giỏi
  •       Điểm B: loại Khá
  •       Điểm C+: loại Trung bình khá
  •       Điểm C: loại Trung bình
  •       Điểm D+: loại Trung bình yếu
  •       Điểm D: loại Yếu
  •       Điểm F: loại Kém (không đạt)

Lưu ý:

  • Đa phần các trường THPT ở Việt Nam chỉ tính GPA theo thang điểm 10.
  • Đa phần các trường đại học ở Việt Nam áp dụng của thang điểm 10, thang điểm 4, thang điểm chữ. Nhà trường sẽ chấm điểm theo thang điểm 10. Tính GPA theo thang điểm 10 rồi quy đổi sang thang điểm 4 và chữ.

Các thuật ngữ cơ bản liên quan đến cách tính điểm GPA

Có khá nhiều thuật ngữ liên quan đến điểm GPA, nếu như bạn chịu khó tìm tòi về tính GPA bạn sẽ biết được rất nhiều điều mới mẻ, giúp ích cho quá trình học tập, rèn luyện. Dưới đây một số thuật ngữ cơ bản bạn thường hay gặp nhất:

1. Weighted GPA

Đầu tiên là thuật ngữ Weighted GPA, thuật ngữ này nghĩa là điểm GPA có trọng số, tính theo độ khó của khóa học và thường được tính theo thang điểm 0 – 5.0.

2. GPA out of

GPA out of là thuật ngữ phổ biến thứ hai khi nói về điểm GPA. GPA out of là một cụm từ tiếng Anh dùng để chỉ thang điểm GPA mà thường theo sau nó là một con số đại diện cho một thang điểm.

3. Cumulative GPA

Cumulative GPA hay Cumulative Grade Point Averaga (viết tắt là CGPA) là một thuật ngữ khá hay, chỉ điểm trung bình tích lũy. Một số trường ở nước ngoài họ sử dụng cả hai loại điểm là điểm GPA và điểm CGPA.

Phân biệt thuật ngữ GPA và CGPA: GPA là điểm trung bình của một học kỳ và CGPA là điểm trung bình tích lũy của toàn bộ khóa học.

Bài viết trên chúng tôi đã bật mí đến cho bạn tất tần tật về cách tính điểm GPA Việt Nam cho bạn tham khảo. Chúng tôi hy vọng rằng với những chỉ dẫn cụ thể trên bạn sẽ tìm được cho mình một cách chính xác nhất để có thể theo dõi được quá trình học của mình tốt hơn. Chúc bạn thành công trên con được học tập của mình nhé.

Bài viết gần đây