19 C
Vietnam
Thứ năm, Tháng chín 19, 2024

Giáo viên cần chứng chỉ gì để đi dạy Có thể bạn chưa biết!

Giáo viên cần chứng chỉ gì? được rất nhiều người quan tâm. Giáo viên cần hoàn thiện đầy đủ các loại chứng chỉ như chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và chứng chỉ ngoại ngữ, tin học để đáp ứng tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp được tuyển dụng về tiêu chuẩn trình độ, đào tạo. Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và chứng chỉ chức danh nghề nghiệp có gì khác nhau? Quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học như thế nào?

Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm và chứng chỉ chức danh nghề nghiệp khác nhau như thế nào?

Quy định về chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục năm 2019, trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên bao gồm:

  1. a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
  2. b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là một loại chứng chỉ được cấp cho những người có bằng tốt nghiệp đại học đã đạt trình độ chuẩn của nhà giáo thông qua khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định của Bộ Giáo dục.

Giáo viên cần chứng chỉ gì?
Giáo viên cần chứng chỉ gì?

Như vậy, đối tượng cần có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là:

– Những người có bằng tốt nghiệp đại học các ngành học phù hợp với các môn học được dạy ở trường tiểu học, THCS, THPT và có nguyện vọng trở thành giáo viên tiểu học, THCS, THPT.

– Người cần có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo đúng cấp học, trình độ đào tạo để đạt trình độ chuẩn của nhà giáo theo quy định tại Khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục năm 2019.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành 04 thông tư mới yêu cầu giáo viên các cấp phải đáp ứng như sau:

Đối với giáo viên tiểu học hạng II và hạng III

Yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học căn cứ theo Điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT và Điểm a khoản 3 Điều 3 Thông tư 02 năm 2021.

Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu
Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu

Đối với giáo viên THCS hạng II và hạng III

Yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THCS được thực hiện theo quy định tại Điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 03 năm 2021 và Điểm a khoản 3 Điều 3 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT.

Đối với giáo viên THPT hạng II và hạng III

Yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THPT được thực hiện theo quy định tại Điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 04 năm 2021 và Điểm a khoản 3 Điều 3 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT.

Để đáp ứng điều kiện cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, học viên cần hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo hình thức tín chỉ với nội dung như sau:

– Thể hiện mục tiêu, nội dung bồi dưỡng; quy định kiến thức, kỹ năng, phương pháp bồi dưỡng, cách thức đánh giá kết quả bồi dưỡng theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

– Các cơ sở bồi dưỡng xây dựng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho từng đối tượng bồi dưỡng cụ thể dựa trên cơ sở Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là một trong những điều kiện để giáo viên đăng ký dự thi thăng hạng; xét bổ nhiệm vào hạng và được học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề.

Quy định về chứng chỉ bồi dưỡng
Quy định về chứng chỉ bồi dưỡng

Giáo viên các cấp phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tương ứng với các hạng theo quy định tại thông tư mới có hiệu lực từ ngày 20/3/2021. Như vậy, giáo viên tiểu học hạng I phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I; giáo viên tiểu học hạng II có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng II… Áp dụng tương tự cho giáo viên mầm non, THCS, THPT.

Đối tượng cần học là giáo viên muốn đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của hạng mà giáo viên đang giữ.

Điều kiện cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là hoàn thành chương trình bồi dưỡng tối thiểu trong 06 tuần, tối đa trong 08 tuần với hình thức học bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.

Khác với chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, nội dung của khóa bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp sẽ bao gồm:

– Lý luận chính trị.

– Kiến thức về quốc phòng và an ninh.

– Kiến thức, kỹ năng về quản lý nhà nước.

– Kiến thức về quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức hội nhập quốc tế.

– Tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ.

Chứng chỉ ngoại ngữ tin học

Trước đây theo quy định tại 04 Thông tư liên tịch số 20, 21, 22 và 23, giáo viên mầm non, tiểu học, THCS và THPT phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học gồm:

– Trình độ ngoại ngữ tính theo khung năng lực ngoại ngữ 06 bậc dùng cho Việt Nam. Riêng đối với giáo viên dạy ngoại ngữ, cần đáp ứng thêm chứng chỉ ngoại ngữ thứ hai theo yêu cầu.

– Chứng chỉ tiếng dân tộc với vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.

– Chứng chỉ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.

Theo quy định mới trong các Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 20/3/2021, các yêu cầu về ngoại ngữ đã không còn bắt buộc phải đảm bảo bậc 1 hay bậc 2, bậc 3 như trước đây mà chuyển thành yêu cầu “có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao”. Đồng thời, yêu cầu về trình độ tin học đã trở thành “có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên hạng (…)”.

Trên đây là những thông tin và câu trả lời về giáo viên cần chứng chỉ gì? mà có thể rất nhiều sinh viên ngành giáo dục quan tâm. Hy vọng bài viết đã giúp ích được bạn!

Bài viết gần đây