Nếu bạn là một tín đồ của shopping online thì chắc sẽ rất tò mò rằng những đơn hàng của mình bằng cách nào mà vận chuyển nguyên vẹn tới tay trong khoảng cách xa tới vậy. Tất cả là đều nhờ có sự phối hợp nhịp nhàng của Logistics và bên cung ứng. Bài viết hôm nay sẽ giải đáp thắc mắc cho những ai còn lúng túng không biết Logistics là gì cũng như các thông tin liên quan về ngành nghề này.
Hiểu về Logistics là gì? thế nào cho đúng
Hiểu một cách cụ thể thì Logistics chính là bộ phận có nhiệm vụ quản lý di chuyển, lưu kho của nguyên vật liệu, thành phẩm kinh doanh để cung cấp đến cho người tiêu dùng. Để vận hành chuỗi logistics tức là phải thông qua rất nhiều công đoạn: kiểm soát việc sắp xếp, đóng gói, vận chuyển,…
Nếu tìm kiếm trên các trang thông tin điện tử thì bạn sẽ nhận về vô vàn kết quả khác nhau để định nghĩa Logistics là gì. Ở đây, chúng tôi sẽ dựa theo định nghĩa của LAC – Hội động quản trị vấn đề liên quan tới Logistic để có thông tin chính xác nhất.
Việc bạn đảm bảo được quá trình vận chuyển thành công tới tay người tiêu dùng sao cho đúng giờ, hàng hóa đảm bảo chất lượng mà giá thành lại hợp lý là chìa khóa đưa những doanh nghiệp Logistics tới thành công. Đồng thời, điều này còn hỗ trợ lớn cho việc giành về cho mình số lượng đối tác trung thành khổng lồ.
Những loại hình chính của Logistics là gì?
Nếu như Marketing đã quá nổi tiếng với những mô hình như 4P hoặc B2B thì khi tìm hiểu về Logistics, bạn sẽ biết đến cái tên là 5PL Đây là tên gọi chung cho các loại hình hoạt động của ngành nghề này.
1PL – Logistics tự cấp trong Logistics là gì?
1PL là mô hình sơ khai nhất do tất cả các khâu từ sản xuất đến đóng gói, lưu trữ vận chuyển đều do nhà phân phối tự làm. Chúng ta thường thấy mô hình này cho những công ty nhỏ hoặc kinh doanh tự phát: kinh doanh nhỏ lẻ, online,… Điều này giúp tiết kiệm kha khá chi phí nhưng không mang lại thu nhập cao do quy mô còn nhỏ.
2PL – Dịch vụ Logistics bên thứ hai
Hình thức này được gọi tên khi bạn thuê dịch vụ từ 1 bên khác cho các vấn đề có liên quan đến kho bãi hoặc vận chuyển. Những vấn đề còn lại vẫn sẽ do tự tay chủ doanh nghiệp đảm nhiệm. Điều này giúp cho việc quản lý đơn hàng sẽ tốt hơn, đảm bảo hàng hóa đạt chất lượng đến tay người tiêu dùng trong thời gian ngắn nhất.
3PL – Dịch vụ với bên thứ ba trong Logistics là gì?
Lúc này đã có thêm 1 đơn vị nữa cùng hợp tác gọi là 3PL. Lúc này nhà sản xuất sẽ chỉ cần lo vấn đề có liên quan đến sản lượng và chất lượng sản phẩm. Còn lại những khía cạnh khác có liên quan như: vận chuyển, bảo quản hàng hóa, thông quan xuất nhập khẩu, giao hàng,… sẽ do 2 đơn vị còn lại phụ trách.
4PL – Logistics chuỗi phân phối
4PL trong Logistics là gì? Đây được biết đến là tên gọi dành cho việc phân phối theo chuỗi, đây được biết đến là hình thức mở rộng xây dựng dựa trên 3PL. Ngoài những nhiệm vụ tương tự như trên 3PL thì bạn còn được bổ sung thêm những chiến lược vận hành hợp lý cho từng mô hình kinh doanh cụ thể.
4PL thường vận hành theo chuỗi với quy mô lớn, phù hợp cho doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển lượng hàng hóa nhiều chủng loại.
5PL – Logistics bên thứ năm
5PL là một hình thức mới mẻ trong thời kỳ này. Đây được biết đến là hình thức quản lý vận chuyển trên nền tảng công nghệ số. Thừa hưởng những ưu điểm tuyệt vời của 3PL và 4PL tích hợp thêm với công nghệ hiện đại chính là giải pháp hoàn hảo cho việc giao thương quốc tế. 5PL ngày nay thường được kết hợp với thương mại điện tử để cung cấp một số tiện ích mới mẻ phục vụ nhu cầu của người dùng.
Nhiệm vụ chính của Logistics là gì?
Có thể thấy rằng, trong thời buổi hiện nay việc vận chuyển hàng hóa là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh của mình. Những cấp quản lý của lĩnh vực Logistics hiểu được rằng thành công của ngành là đáp ứng đủ tiêu chí của khách hàng với giá thành rẻ mà tốc độ lại nhanh chóng mặt. Hơn nữa, không nên để xảy ra sự cố trong kho lưu trữ hàng hóa để tăng hiệu quả giao dịch.
Tối ưu nguồn hàng hóa
Nếu bạn đang nhầm tưởng rằng công việc này chỉ thuộc về đơn vị sản xuất thì có lẽ bạn đã nhầm. Ngoài việc vận chuyển thì những đơn vị Logistics còn hỗ trợ những lựa chọn có giá thành phù hợp nhất cho quá trình sản xuất.
Đồng thời những công việc có liên quan khác của Logistics là gì? Chính là tính toán thêm các yếu tố có liên quan như: đơn hàng về chậm, đối thủ cạnh tranh đang có thứ hạng thế nào, chi phí thay đổi theo tình hình chung của xã hội.
Phụ trách quá trình vận chuyển
Một đơn vị kinh doanh phát triển tốt trong Logistic là gì? Chính là phải tối ưu hóa sao cho việc vận chuyển của mình là tốt nhất trên thị trường. Ngoài việc quan tâm đến phương tiện vận chuyển thì khoảng cách, tốc độ, tính toán tuyến đường hợp lý,. cũng là điều mà các cấp quản lý Logistics quan tâm đến. Ngoài ra, trong khi giao thương quốc tế thì bộ phận này sẽ phụ trách giấy tờ hải quan có liên quan.
Tạo đơn hàng
Việc tạo đơn hàng là để bổ trợ cho quá trình vận chuyển. Khách hàng sẽ có yêu cầu và bộ phận này sẽ làm theo đúng những yêu cầu đó: đóng gói, dán nhãn đúng cách và vận chuyển. Tuy nhiên cũng cần phải vận chuyển từ đúng kho mà đối tác yêu cầu nên đòi hỏi phải cẩn thận ở khoản này. Vì thế những người vận hành ở bộ phận này có quy trình tuyển chọn đầu vào khá kỹ lưỡng.
Lưu trữ hàng trong kho trong Logistics là gì?
Điều đều tiên cần làm chính là lên kế hoạch cho việc bảo quản hàng hóa trong kho dù là nhiều ngày hay ít ngày. Việc lập kế hoạch sẵn có sẽ giúp bộ phận lưu trữ cập nhật được tình hình kho bãi hoặc các yêu cầu cụ thể từ bên khách hàng. Ngoài ra, người phụ trách lưu trữ cũng cần kiểm soát hoạt động trong từng kho bãi để lên kế hoạch luân chuyển hàng hóa phù hợp.
Quản lý nguồn hàng còn tồn trong Logistics là gì?
Đối với việc lưu trữ và luân chuyển thì hàng hóa thì việc tồn kho là điều không thể tránh khỏi. Do đó những người phụ trách bộ phận này cần lên kế hoạch để kiểm soát nhu cầu của từng mặt hàng theo thời điểm cụ thể. Điều này cũng giúp những cấp quản lý trong lĩnh vực Logistics đưa ra được chiến lược phù hợp cho vấn đề chi phí như chiết khấu giá thành vận chuyển hoặc kích cầu sử dụng dịch vụ .
Quản lý hàng tồn nhằm việc đưa ra quyết định vận chuyển phù hợp ở từng khu vực dựa theo doanh số bán lẻ ở từng địa điểm khác nhau. Những nơi nào có doanh thu kém hơn so với cửa hàng khác thì cần cân nhắc hoạt động để tránh chịu lỗ bằng việc định giá chiết khấu.
Xem thêm:
- Thư ký – Ngành nghề hot yêu cầu nhiều kỹ năng quan trọng
- Luật sư – Ngành nghề đang được quan tâm hàng đầu hiện nay
Lời kết
Như vậy thông qua bài viết trên bạn đã hiểu được Logistics là gì và nhiệm vụ chính của những bộ phận có trong ngành này. Có thể khẳng định rằng, với cuộc sống hiện đại thời nay nếu không có Logistics thì con người không thể phát triển vì thiếu đi sự giao thương phát triển kinh tế. Tầm quan trọng của lĩnh vực này không thể chối cãi nên rất nhiều người trẻ hiện nay có định hướng theo học môn Logistics.