18 C
Vietnam
Thứ sáu, Tháng mười 11, 2024

Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt chuẩn trang trại lớn!

Chăn nuôi heo là một trong nghề rất phổ biến với người nông dân Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng chăm heo đúng cách để mang lại chất lượng thịt tốt nhất. Để hướng dẫn bà con chăn nuôi an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi thịt lợn chuẩn nhất. Cùng đón đọc nhé!

Yêu cầu về chuồng trại

Hướng dẫn cách chăn nuôi thịt lợn chuẩn kỹ thuật nhất trước hết phải nhắc đến vị trí đặt trang trại. Nơi đó phải phù hợp với quy hoạch của địa phương hoặc có sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền. Khoảng cách trang trại đối với trường học, bệnh viện, khu dân cư, đường quốc lộ, nguồn nước tối thiểu là 100m.  Phải đảm bảo nơi dựng chuồng trại trên nền đất cao, không bị ngập úng, nguồn nước sạch và có khả năng xử lý chất thải theo quy định.

Có thể bạn quan tâm:

Chuồng trại thông thoáng
Chuồng trại thông thoáng

Trang trại cần có tường hoặc hàng rào chắn quanh để kiểm soát người và động vật ra vào. Xong, người chăn nuôi phải bố trí các khu riêng biệt như: khu chăn nuôi, khu vệ sinh, khu cách ly lợn hay nơi sát trùng thiết bị chăn nuôi. Cần phải bố trí hố khử trùng từ cổng ra vào, chuồng nuôi và tại lối ra của mỗi dãy.

Chuồng nuôi lợn thịt cần có kích thước và khoảng cách giữa các dãy chuồng một cách hợp lý. Như vậy mới đúng hướng dẫn cách chăn nuôi lợn thịt chuẩn kỹ thuật. Và để nền chuồng không bị trơn trượt nên lát gạch chỉ và phải có rãnh để thoát nước với độ dốc từ 3 – 5%. Mái chuồng cũng không được quá thấp để chuồng được thông thoáng. Đường ống thoát nước thải cần khép kín, dễ thoát và có một đường ống riêng dẫn đến khu xử lý tránh nhầm với đường ống khác.

Các trang thiết bị, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống phải dễ vệ sinh tẩy rửa, không gây độc. Lưu ý các kho chứa thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, thiết bị phải có độ thông thoáng tránh để ở những nơi ẩm thấp. Và phải vệ sinh thường xuyên để tiêu độc khử trùng chuồng trại và các khu liên quan.

Cân nhắc chọn giống lợn thịt

Hướng dẫn cách chăn nuôi thịt lợn chuẩn kỹ thuật nhất thì người chăn nuôi phải biết cách chọn giống lợn. Những giống lợn mua về phải có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, có đầy đủ giấy kiểm dịch và có tiêu chuẩn chất lượng. Trước khi về nhập đàn, lợn mới này cần phải cách ly một thời gian nhất định để theo dõi thể trạng.

Lưu ý nên nuôi lợn có tỷ lệ nạc cao, thân dài, mông nở, bụng thon. Tránh mua nhiều loại giống từ nhiều nơi, nắm được nguồn gốc và trọng lượng các con phải đều nhau. Có 2 loại giống để nuôi lợn thịt như sau:

  • Lợn lai F1 tức là lợn đực ngoại và cái nội. Giống này có khả năng tăng trọng ở mức khá, tỷ lệ nạc cao
  • Lợn lai 2, 3, 4 máu ngoại có ưu thế lai cao hơn vì vậy mà chúng lớn rất nhanh, tiêu thụ thức ăn ít và có khả năng chống chịu bệnh tật tốt hơn
Chọn giống lợn thịt
Chọn giống lợn thịt

Trong đó, lợn lai 2 máu ngoại hay chính là con lai F1 giữa giống Landrace và Yorkshire. Còn lợn lai 3 máu là con lai của lợn nái F1 ( Landrace & Yorkshire ) phối với lợn đực Duroc. Giống lợn lai 3 máu ngoại giảm từ 0,1 – 0,3kg thức ăn, thời gian nuôi được rút ngắn từ 4 – 6 ngày, tỷ lệ nạc tăng từ 1 – 2%.

Chuẩn bị đưa lợn về chuồng

Để đảm bảo đúng quy trình hướng dẫn cách chăn nuôi lợn thịt chuẩn kỹ thuật. Trước khi thả lợn bà con cần vệ sinh sạch sẽ bằng cách quét vôi lên nền chuồng, tẩy uế xung quanh và có đủ nước uống. Nên bắt lợn vào ngày mát trời lúc sáng sớm hoặc chiều tối, thời gian chuyển lợn về càng ngắn càng tốt.

Bà con cần cho lợn uống nước pha Glucose hoặc thuốc điện giải ngay sau khi thả vào chuồng. Hãy tạo cho lợn thịt thói quen đi vệ sinh đúng chỗ bằng cách quét dồn phân vào nơi quy định mỗi ngày. Lưu ý không tắm ngay cho lợn.

Tạo môi trường thích hợp

Bà con nên điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với sự sinh triển của lợn theo các giai đoạn sau:

  • Từ 23 – 28 độ C đối với lợn có trọng lượng từ 10 – 20kg
  • 20 – 23 độ C phù hợp với lợn nặng 20 – 40kg
  • 18 – 23 độ C đối với lợn nặng 40 – 60 kg
  • Và 17 – 21 độ C với những con lợn xuất chuồng nặng 60kg

Lưu ý: Nhiệt độ này là nhiệt độ không khí chuồng nuôi, nền chuồng khô và không bị gió lùa vào. Nhiệt độ quá cao sẽ khiến lợn thở nhiều, ăn ít, đi phân bừa bãi hệ quả là tăng trọng chậm, dễ mắc bệnh.

Các hộ chăn nuôi có thể chống nóng cho lợn bằng những cách sau:

  • Tạo sự thông thoáng cho chuồng nuôi, đặt chuồng trại tại nơi hợp lý
  • Mái lợp bằng vật liệu cách nhiệt với mật độ phù hợp
  • Trồng nhiều cây xanh xung quanh để cản gió chống nóng

Mật độ thích hợp cho lợn ở giai đoạn lấy thịt là

  • Với những con lợn có trọng lượng từ 10 – 20kg thì để mật độ nuôi từ 3 – 3,5 con/mét vuông
  • 20 – 40kg để mật độ nuôi từ 2 – 2,5 con/ mét vuông
  • 40 – 60kg nuôi với mật độ là 1,5 con/ mét vuông
  • 60kg xuất chuồng thì để 1 con/ mét vuông

Lưu ý: vào mùa đông hãy tăng mật độ nuôi lên 1 con cho 2 mét vuông. Khi nhiệt độ xuống thấp lợn sẽ xù lông và nằm đè lên nhau, đi phân bừa bãi, tăng trưởng chậm, tiêu hao thức ăn, dễ mắc bệnh và hãy cắn tai, đuôi của nhau. Vì vậy bà con phải giữ chuồng thật khô ráo. Như vậy mới đúng hướng dẫn cách chăn nuôi thịt lợn chuẩn kỹ thuật nhất.

Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn thịt

Thông thường người ta sẽ chia kỹ thuật nuôi lợn thịt làm 2 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1 từ 70 – 130 ngày tuổi, trọng lượng của heo từ 23 – 60kg, bà con hãy điều chỉnh khẩu phần ăn cho lợn phải đảm bảo 17 – 18% Protein thô và cung cấp từ 3100 – 3300Kcal
  • Giai đoạn 2 tính từ 131 – 165 ngày tuổi với trọng lượng từ 61 – 105kg, khẩu phần ăn đảm bảo 14 – 16% Protein thô và 3000 – 3100 Kcal.

Bà con nên lưu ý rằng cả 2 giai đoạn cần phải cân đối thành phần axit amin và axit béo không no mạch dài. Hướng dẫn cách chăn nuôi thịt lợn chuẩn kỹ thuật nhất rất phù hợp với những mô hình chăn nuôi vừa và lớn.

Cần đảm bảo chế độ ăn phù hợp cho lợn thịt

  • Bà con có thể cho lợn ăn tự do hoặc theo bữa, lợn nhỏ dưới 30kg thì 3 bữa/ngày, lớn lớn thì 2 bữa/ngày
  • Hãy cung cấp đầy đủ nước sạch bằng vòi uống tự động cho lợn
  • Nên cho lợn ăn đúng và đủ khẩu phần ăn đối với mỗi giai đoạn tăng trưởng
  • Bà con hãy cho lợn ăn thức ăn tinh trước và thức ăn thô sau đúng với hướng dẫn cách chăn nuôi lợn thịt chuẩn kỹ thuật
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa để đảm bảo heo ăn vừa đủ lượng thức ăn mỗi ngày
  • Tập cho lợn thói quen ăn đúng giờ đúng bữa để tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho hệ tiêu hóa
  • Không pha thức ăn quá loãng mà hãy để tỷ lệ 1:1
  • Không nên thay khẩu phần ăn của lợn một cách đột ngột
  • Theo dõi tình trạng ăn uống của lợn thường xuyên để phát hiện vấn đề sớm còn tìm biện pháp khắc phục
Kỹ thuật chăn nuôi lợn mô hình trang trại
Kỹ thuật chăn nuôi lợn mô hình trang trại

Xem thêm:

Kỹ thuật vệ sinh thú y

Bà con chú ý nên thay hoặc bổ sung chất sát trùng tại các hố sát trùng ở cổng, khu chăn nuôi, chuồng nuôi. Tất cả các phương tiện ra vào trang trại cũng cần được phun thuốc khử trùng. Người tham quan cũng phải thay quần áo, giày dép bảo hộ của trang trại.

Định kỳ phun thuốc sát trùng trang trại ít nhất 2 tuần/1 lần; lối đi và các dãy chuồng thì ít nhất 1 lần/tuần nếu giai đoạn dịch bệnh thì mỗi ngày 1 lần; phun thuốc sát trùng cho lợn 1 lần/tuần dưới sự hướng dẫn cách chăn nuôi thịt lợn chuẩn kỹ thuật nhất.

Doanh trại cũng cần được phát quang bụi rậm, khơi thông, vệ sinh cống rãnh ít nhất 1 lần/tháng. Tránh vận chuyển thức lợn, thức ăn, chất thải… chung 1 phương tiện và phải khử trùng trước khi vận chuyển. Hàng ngày bà con nên cọ máng ăn, máng uống cho lợn để đảm bảo vệ sinh.

Nên có các biện pháp xử lý côn trùng, động vật gặm nhấm… bằng cách sử dụng bả, bẫy có cảnh báo và thường xuyên kiểm tra để thu gom xử lý. Nên tiêm phòng cho đàn lợn theo quy định, nếu trại có dịch phải chấp hành thực hiện đầy đủ quy định hiện hành để chống dịch. Thông thường trước khi đưa lợn vào nuôi bà con cần phải tiêm phòng vào lúc 8 – 12 tuần tuổi đối với các loại vacxin theo khuyến cáo của bộ nông nghiệp và chăn nuôi.

Cách khoảng 15 – 20 ngày tiếp theo thì bà con nên tái tiêm phòng bổ sung. Nếu lợn mắc bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, giun sán thì có thể sử dụng 1 số loại thuốc như: Dipterex, Tetramysone, Levamisole…

Theo hướng dẫn cách chăn nuôi thịt lợn chuẩn kỹ thuật nhất bà con nên áp dụng phương pháp “ cùng vào cùng ra” theo thứ tự cả khu, từng dãy, từng chuồng đến xuất lợn thịt. Sau mỗi đợt như thế, chuồng tại cần được tiêu độc khử trùng, dụng cụ chăn nuôi và chuồng nên để trống ít nhất 7 ngày thì mới đưa lứa mới vào. Nếu dịch thì phải để trống chuồng khoảng 21 ngày.

Có một vấn đề mà doanh trại nào cũng cần phải chú ý đó là hệ thống xử lý chất thải bảo vệ môi trường xung quanh. Bắt buộc mỗi trang trại kinh doanh phải có hệ thống xử lý chất thải. Lượng chất thải này sẽ được thu gom mỗi ngày để xử lý bằng nhiệt, hóa chất hoặc chế phẩm sinh học phù hợp. Đối với chất thải rắn, trước khi đem ra ngoài xử lý cần phải đảm bảo vệ sinh dịch tệ theo quy định của bộ thú y. Còn chất thải lỏng cần được xử lý bằng hóa chất hoặc có phương pháp xử lý sinh học hợp lý.

Như vậy là chúng tôi đã hướng dẫn cách chăn nuôi thịt lợn chuẩn kỹ thuật nhất một cách cụ thể và chi tiết cho bà con. Hy vọng với những kỹ thuật chăn nuôi lợn này sẽ giúp bà con có thêm hiểu biết để mở rộng quy mô trang trại nuôi lợn thịt nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Tổng hợp: nghenghiep365.net

Bài viết gần đây