Con luôn không ngừng cải tiến và phát triển để trở nên hiện đại, văn minh hơn. Điều này cũng thể hiện rõ ở xu hướng marketing qua từng giai đoạn. Ở thời điểm hiện tại với định hướng Marketing 4.0 cách thức quảng cáo sản phẩm cũng có nhiều sự thay đổi và gần gũi với công chúng hơn, doanh nghiệp cũng có thể thấu hiểu tâm lí mong muốn của khách hàng một cách dễ dàng hơn từ đó có các chiến lược marketing phù hợp. Vậy Marketing 4.0 là gì và xu hướng Marketing 4.0 đang diễn ra như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Tổng quan Marketing 4.0
Sơ lược về Marketing 1.0 đến 3.0
Marketing 1.0 là gì?
Marketing 1.0 lad giai đoạn lấy sản phẩm làm trung tâm. Đây là thời kỳ cạnh tranh về chất lượng, tính năng của sản phẩm dịch vụ nhiều hơn. Sản phẩm là trung tâm còn những yếu tố khác chỉ xoay quanh trung tâm này.
Tham khảo thêm:
- Vai trò của marketing trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay
- Chiến lược Marketing giúp thương hiệu thành công vượt trội
- 7 bước lập kế hoạch Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp
Marketing 2.0 là gì?
Marketing 2.0 thì lại lấy khách hàng làm trung tâm. Đây là thời kỳ cạnh tranh về sự khác biệt trong sự định vị thương hiệu. Công việc Marketing được nâng cấp từ cấp độ chiến thuật lên cấp độ chiến lược. Một bước tiến khá lớn.
Marketing 3.0 là gì?
Marketing 3.0 lấy con người làm trung tâm. Đây là thời kỳ định vị dựa trên sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho xã hội. Bước chuyển biến này khiến vai trò của Marketing trở nên lớn hơn trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Marketing 4.0 là gì?
Marketing 4.0 là hình thức tiếp thị mà nó sự tương tác giữa online và offline giữa doanh nghiệp và khách hàng. Trong thời đại kỹ thuật số, doanh nghiệp cần phải thay đổi hoàn toàn cách thức tiếp cận với khách hàng, phân tích nhu cầu, tiếp thị, bán hàng, cho đến cách chăm sóc khách hàng,… để phù hợp với thời đại.
Marketing 4.0 sẽ gắn liền với Internet, từ việc lựa chọn kênh quảng bá tới thúc đẩy hành động mua hàng, đánh dấu bước dịch chuyển từ 4P sang 4C. Đây là một bước ngoặt rất lớn. Có thể nói là mở ra một thời đại marketing mới gần gũi với con người hơn.
Cơ hội
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang đến cho những người làm marketing cơ hội marketing vượt trội mà chính họ cũng khó mà tưởng tượng và nắm bắt, thực hiện so với các thời kỳ trước đó. Theo các nhà nghiên cứu và thực hiện marketing, các cơ hội marketing trong thời công nghệ 4.0 được đề cập là:
Thứ nhất là hiệu quả truyền tải thông tin đến khách hàng, người tiêu dùng cao hơn hẳn thời gian trước mà chi phí phải bỏ ra lại thấp hơn. Thông tin truyền tải cũng rất đa dạng, phong phú và hấp dẫn như văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim và trò chơi…Bạn chỉ cần một máy vi tính có kết nối mạng (thậm chí điện thoại thông minh), một tài khoản mạng xã hội (facebook, zalo,…) là có thể giới thiệu sản phẩm của mình đến với khách hàng rồi, tất nhiên đó là đối với những sản phẩm đơn lẻ, giá trị thấp,..Tuy nhiên đối với các công ty, việc có một trang web giới thiệu sản phẩm sẽ có ích gấp nhiều lần với việc quảng cáo trên các báo khác.
Thứ hai là truyền tải nội dung, thông điệp đến tay người dùng với một lượng dữ liệu khổng lồ (big data) và người tiêu dùng có thể truy cập thông tin sản phẩm và thực hiện giao dịch, mua bán mọi lúc mọi nơi mà không cần trực tiếp đến cửa hàng như trước. Đây là ưu điểm vô cùng lớn, giúp người dùng có thể tiếp cận sản phẩm một cách thuận lợi nhất. Việc áp dụng công nghệ trong Marketing 4.0 còn giúp các công ty giảm đáng kể số lượng nhân viên bán hàng đồng thời cũng tăng doanh thu một cách hiệu quả, tiếp cận với thị trường rộng lớn cũng như phát triển ra toàn cầu.
Thứ ba, mọi sản phẩm đều có thể được minh họa chi tiết, cụ thể mà khách hàng không cần phải trực tiếp đến sản phẩm, bên cạnh đó, khách hàng sẽ nhận được sự tư vấn tận tình từ nhân viên. Đây là lợi thế không nhỏ thay cho cách truyền thống là tư vấn trực tiếp tại cửa hàng.
Thứ tư là không chỉ truyền tin được đến khách hàng trong nước mà còn có thể quảng bá sản phẩm ra toàn cầu, internet chính là công cụ hữu hiệu đưa sản phẩm của bạn đến ngoài biên giới.
Thách thức
Tuy nhiên đồng hành với cơ hội thì cũng luôn có những thách thức với doanh nghiệp. Một số thách thức được đặt ra là:
Một là, nó đòi hỏi khách hàng cũng phải sử dụng các kỹ thuật mới để tiếp cận thông tin cũng mua hàng. Điều này khá hạn chế bởi vì không phải ai cũng có thể làm điều này. Chưa kể ở một số khu vực, khi trang thiết bị, hạ tầng chưa đồng bộ, người dân coi như bị ngăn cách hoàn toàn với thông tin. Ở trường hợp này thì việc bán hàng trực tiếp vẫn sẽ chiếm ưu thế hơn.
Hai là, cách mua hàng trực tuyến không tạo được tương tác với khách hàng qua các hành vi ngửi, nếm (đối với thực phẩm, đồ ăn, hương liệu) hay dùng thử (đối với các mặt hàng thời trang). Điều này cũng vô tình đẩy người dùng ra xa khỏi sự kết nối với doanh nghiệp do khách có thể cảm thấy không phù hợp và e ngại chi tiêu hơn.
Ba là, hiện tại hệ thống hạ tầng chưa hoàn chỉnh để thực hiện, các lĩnh vực hỗ trợ như tài chính, hành lang pháp lý,…chưa rõ ràng, do đó rất dễ gặp phải những rủi ro đáng tiếc.
Bốn là, việc bảo mật cũng là một thách thức không hề nhỏ vì đã có nhiều vụ án liên quan đến công nghệ xảy ra.
Xu hướng Marketing 4.0 trong thời điểm hiện nay
Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của internet thì sự kết nối giữa người với người sẽ rộng hơn qua thế giới phẳng. Thế nên người tiêu dùng có quyền lực hơn và có nhiều sự lựa chọn hơn. Doanh nghiệp cần tinh tế để nhìn nhận nhu cầu của khách hàng từ đó đáp ứng được mong muốn của họ.
Dịch chuyển từ “Determine Market” đến “Customer’s Decision”
Với cách Marketing truyền thống, doanh nghiệp sẽ phân khúc và chọn thị trường mục tiêu dựa trên các nhóm đồng nhất về nhân khẩu học, tâm lý và hành vi.
Sau khi xác định được một hoặc một số phân khúc mục tiêu, doanh nghiệp sẽ tiến hành “săn mồi”, một mối quan hệ theo chiều dọc: thợ săn và con mồi. Lựa chọn phân khúc là quyết định đơn phương của doanh nghiệp mà không có sự chấp thuận của khách hàng. Điều đó có thể khiến khách hàng cảm thấy phiền phức khi nhận được quảng cáo không mong muốn.
Trong kỷ nguyên 4.0, khách hàng được kết nối xã hội với nhau trong mạng lưới cộng đồng theo chiều ngang (như trên các diễn đàn, mạng xã hội,…). Các cộng đồng này được hình thành một cách tự nhiên trên các quy định chính họ định đoạt (diễn đàn IT, diễn đàn SEO, diễn đàn cho các bà mẹ,…). Trong các cộng đồng khách hàng, họ có quyền từ chối các spam và quảng cáo không liên quan mà họ không muốn thấy.
Ví dụ: Bạn không thể quảng cáo sản phẩm nội thất trong group facebook cộng đồng yêu thích Nhạc Vàng. Mặc dù trong nhóm có thể có những người đang có nhu cầu mua đồ nội thất, nhưng trong cộng đồng này quảng cáo về sự kiện âm nhạc mới có thể được duyệt bài.
Để gia nhập một cộng đồng khách hàng, doanh nghiệp phải đóng vai trò là người đồng hành với mong muốn giúp đỡ những người trong nhóm cộng đồng. Một khi bạn được họ chấp nhận, các nỗ lực tiếp thị của công ty sẽ có hiệu quả hơn. Và doanh nghiệp không nên cố gắng nhồi nhét quảng cáo đến khách hàng, quá trình tiếp thị sẽ diễn ra khi họ đồng ý. Ví dụ như khi khách hàng chủ động cung cấp email để nhận các thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục sử dụng phân khúc và nhắm thị trường mục tiêu, nhưng hãy đảm bảo rằng các hoạt động tiếp thị của bạn thể hiện sự minh bạch với khách hàng. Ví dụ: Trong chiến dịch Email Marketing của bạn, hãy có thêm phần giải thích tại sao khách hàng nhận được email đó và nó mang đến điều gì cho khách hàng. Nếu họ “unsubcribe” (hủy nhận thư do bạn gửi), hãy ngưng việc tiếp thị đến họ.
Dịch chuyển “Brand Difference” sang “Brand Personality”
Thương hiệu theo truyền thống thường được gắn với tên, logo, khẩu hiệu. Định vị thương hiệu với điểm khác biệt mạnh mẽ nhằm khiến khách hàng nhớ và nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp so với các thương hiệu khác trên thị trường quá đông đảo hiện nay. Bước sang kỷ nguyên 4.0 – kỷ nguyên của sự kết nối, khách hàng được tiếp cận với nhiều luồng thông tin hơn (từ doanh nghiệp, báo chí, các mối quan hệ xung quanh,…) điều này giúp họ theo dõi và đánh giá định vị của doanh nghiệp có thực sự đúng như những gì đã truyền thông đã làm hay không.
Và như đã nói ở trên, thương hiệu muốn phát triển mạnh thì cần phải có sự chấp nhận của cộng đồng. Thương hiệu doanh nghiệp cần được xây dựng dựa trên sự đồng hành, hợp tác, chia sẻ, sáng tạo… cùng với cộng đồng như một “thực thể sống”. Chuyển dịch sang Marketing 4.0, thương hiệu không chỉ được xây dựng dựa trên định vị và các yếu tố nhận diện bên ngoài, mà nó còn dựa trên sự “nhân cách hóa” như một con người hoàn chỉnh.
Đồng thời, sự kết nối xã hội theo chiều ngang đã tạo ra những “làn sóng” thay đổi trong xu hướng nhận thức, tâm lý, hành vi của cả một cộng đồng. Vì thế, thương hiệu cần phải năng động và linh hoạt trong thông điệp, cách thức truyền tải hơn.
Nhân cách hóa thương hiệu với các đặc điểm, tính cách, cảm xúc sẽ tạo nên chiều sâu cốt lõi bên trong thương hiệu. Giống như bạn có thể thay đổi phục trang và phụ kiện bên ngoài, nhưng điều làm nên một mối quan hệ gắn kết thì lại là “nhân cách” bên trong. Nhân cách hóa thương hiệu giúp cho thông điệp và cách thức truyền tải trở nên linh hoạt nhưng vẫn giữ được sự vững chắc cho một thương hiệu mạnh. Giống như mối quan hệ giữa người với người, vẻ bề ngoài tạo sự thu hút nhất thời, chúng ta có trở nên thân thiết với nhau hay không là do tính cách bên trong mỗi người.
Google được mô tả với hình mẫu của một “nhà thông thái”: khôn ngoan, thông minh và đáng tin cậy. Tính cách ấy tạo sự kết nối về mặt cảm xúc giữa khách hàng với thương hiệu thông qua các chiến dịch truyền thông, văn hóa doanh nghiệp, trải nghiệm thực tế khách hàng nhận được, giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho cộng đồng và cuộc sống… Trong một video quảng cáo mang tên “Reunion” (Hội ngộ) vào năm 2013 tại Ấn Độ, Google đã đưa vào câu chuyện hai người bạn sau 6 thập niên rời xa nhau do sự chia tách giữa Ấn Độ và Pakistan, họ đã tìm thấy nhau nhờ dịch vụ Google Search. Thật kì diệu đúng không nào.
Và bạn thấy đấy, “nhân cách cốt lõi” đã được xây dựng bền vững thì dù Google thường xuyên thay đổi linh hoạt thiết kế logo trên trang chủ (Google Doodle), nhưng không hề ảnh hưởng đến sức mạnh thương hiệu của họ.
Marketing 4.0 dịch chuyển từ 4P đến 4C
Co-creation: Là việc dựa vào kiến thức, trải nghiệm, nhu cầu của cộng đồng để tạo nên nguồn thông tin đầu vào cho các doanh nghiệp. Co-creation dễ nhận thấy nhất ở các công ty công nghệ. Các công ty công nghệ luôn có một cộng đồng người dùng sử dụng hằng ngày. Họ có kiến thức và trải nghiệm với sản phẩm nên họ sẽ biết nên cải tiến ở điểm nào. Từ đó, bộ phận R&D của các doanh nghiệp sẽ dựa vào ý kiến của các cộng đồng đó để cải tiến sản phẩm của mình. Các doanh nghiệp sẽ chọn lọc những thông tin thực sự hữu ích, nhờ đó họ tiết kiệm được nguồn lực nghiên cứu và phát triển.
Currency: Một ví dụ dễ thấy nhất là việc định giá của Uber và Grab. Thông thường, khi đi taxi truyền thống thì dù mưa hay nắng cũng chỉ có một mức giá cố định. Nhưng định giá của Grab và Uber lại linh hoạt theo nhu cầu của thị trường. Nếu cầu lớn hơn cung vào thời điểm nào đó thì mức giá sẽ bị đẩy lên cao hơn. Tuy nhiên, nhìn vào khả năng linh hoạt của giá chúng ta phải hiểu rằng không phải giá lúc nào cũng tăng, mà đôi khi còn được giảm đi. Khách hàng được giảm giá trong trường hợp đã sử dụng dịch vụ/sản phẩm lâu dài. Vậy cũng cùng là một loại sản phẩm nhưng được định giá rất linh hoạt, tuỳ theo khách hàng là ai. Chúng ta có thể thấy rõ ràng chi phí đi tìm một khách hàng mới bao giờ cũng cao hơn chi phí để giữ một khách hàng cũ.
Community (Kích hoạt cộng đồng): Sau khi dựa vào chữ C đầu tiên, Co-creation, dựa vào thông tin từ cộng đồng để đưa ra những cải tiến, những sản phẩm mới, thì chúng ta phải đi tiếp cận lại chính cộng đồng của mình. Vì mới được tạo ra dựa trên nhu cầu của cộng đồng, cho nên họ sẽ là những người dễ dàng đón nhận sản phẩm mới hơn. Cộng đồng này sẽ tạo nên những người dùng đầu tiên và dần dần lan truyền sang các cộng đồng khác và tiếp cận được nhiều người hơn.
Conversation (Thảo luận): Các cuộc thảo luận vô tình sẽ trở thành một kênh truyền thông miễn phí. Khách hàng thảo luận với nhau, chia sẻ trải nghiệm sử dụng sản phẩm của họ. Những người xung quanh họ sẽ nghe được những câu chuyện đó. Đó chính là một kênh quảng bá rất tuyệt cho doanh nghiệp.
Markting 4.0 dịch chuyển từ mô hình AIDA đến mô hình 5A
Trước đây, mô hình hành trình khách hàng được sử dụng phổ biến là AIDA dạng hình phễu (càng xuống dưới càng chắt lọc, ít người hơn). Dựa vào mô hình, doanh nghiệp xoá thể xác định khách hàng đang ở chữ cái nào và thiết lập các nỗ lực tìm cách chuyển họ xuống các chữ cái phía dưới. AIDA là chữ cái đầu của: Attention (Chú ý), Interest (Quan tâm), Desire (Mong muốn) và Action (Hành động)
Về sau, mô hình AIDA được phát triển thành mô hình 4A và vẫn dạng hình phễu, bao gồm: Aware (Nhận biết), Attitude (Thái độ), Act (Hành động) và Act again (Lặp lại hành động).
Giai đoạn Marketing 4.0, Philip Kotler đề xuất mô hình mới 5A: Awareness (nhận biết), Appeal (thu hút), Ask (tìm hiểu), Action (hành động), Advocate (ủng hộ).
Công nghệ số đã làm cho hành trình khách hàng trở nên linh hoạt hơn rất nhiều. Mô hình 5A không chỉ ở dạng hình phễu, nó còn có thể phình ra hay thu hẹp ở các giai đoạn khác nhau, tùy vào loại hình kinh doanh.
Mô hình 5A dạng nắm cửa (Door Knob) thường thấy trong ngành hàng tiêu dùng đóng gói (CPG). Điểm nổi bật của mô hình này là sự cam kết hành động mặc dù mức độ tò mò khá thấp. Giá thấp và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn thường khiến khách hàng mua ngay lập tức mà không cần phải tìm hiểu nhiều về các thương hiệu sản phẩm.
Ngược lại, mô hình 5A dạng cá vàng (Gold Fish) thường gặp trong ngành kinh doanh B2B. Khách hàng có mức độ tìm hiểu thông tin cao hơn. Họ cần phải đặt thêm câu hỏi, xem xét lời khuyên của bên thứ 3, thậm chí tham khảo thông tin của các thương hiệu cạnh tranh trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
Dịch chuyển từ “Process of Customer service” đến “Care Partnership”
Trong quan điểm chăm sóc khách hàng truyền thống, khách hàng chưa mua sản phẩm, dịch vụ được xem là những mục tiêu. Khi có quyết định mua, họ được xem là “vua”. Nhưng chuyển sang quan điểm mới trong chăm sóc khách hàng cộng tác, doanh nghiệp cần xem mọi khách hàng là như nhau để có thể cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất, điều này sẽ làm khách hàng cảm thấy được tôn trọng và thoải mái hơn. Cũng có thể tạo nền móng xây dựng mối quan hệ bền lâu với khách hàng.
Ngoài việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng theo các nguyên tắc và quy trình tiêu chuẩn do doanh nghiệp đặt ra, các công ty cần phải thực sự nỗ lực để lắng nghe và phản hồi mong muốn của khách hàng, tuân thủ điều khoản cả công ty và khách hàng chấp thuận.
Nếu doanh nghiệp tự giải quyết tất cả các vấn đề của khách hàng, doanh nghiệp có thể bị quá tải hoặc phạm sai lầm. Trong thế giới kết nối 4.0, việc mời gọi khách hàng cộng tác vào quá trình chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp sẽ mang lại những trải nghiệm linh hoạt và phù hợp hơn cho từng cá nhân so với những quy trình truyền thống (một tiêu chuẩn cho tất cả khách hàng). Điều này giúp giảm bớt sự ràng buộc trong quy trình, từ đó có thể hạn chế những khiếu nại và sự không hài lòng đến từ khách hàng. Sự cộng tác thường sẽ diễn ra khi khách hàng sử dụng các cơ sở tự phục vụ.
Ứng dụng công nghệ VR (Virtual Reality – thực tế ảo) trong Marketing 4.0
Công nghệ VR cho phép người dùng tạo ra một môi trường được giả lập qua các ứng dụng phần mềm chuyên dụng, hiển thị trên màn hình máy tính hoặc thông qua kính thực tế ảo với mục đích đem lại những trải nghiệm thực tế, thật nhất cho người xem.
Xem thêm:
- Ngôn ngữ lập trình là gì và nên theo học ngôn ngữ nào?
- Chạy deadline là gì? Các phương pháp thực hiện hiệu quả
Tiếp thị 4.0 thông qua công nghệ này có thể đem đến trải nghiệm thực tế sản phẩm cho khách hàng, giúp khách có cảm giác tiếp cận gần hơn với sản phẩm từ đó giảm bớt tâm lý e ngại và phục vụ các hoạt động truyền thông quảng bá hình ảnh cũng như thúc đẩy quá trình ra quyết định mua của khách hàng.
Công nghệ VR đặc biệt hữu dụng đối với doanh nghiệp bán các sản phẩm bất động sản, ngoài ra nhất nhiều marketer cũng đã tạo ra những trải nghiệm từ công nghệ VR cho khách hàng với tiện ích trải nghiệm không gian quán ăn, quán cafe, bảo tàng,…
Quảng cáo hiển thị lên ngôi trong thời Marketing 4.0
Quảng cáo phổ biến nhất thời đại 4.0 là gì? Chắc chắn là quảng cáo hiển thị rồi. Quảng cáo hiển thị là một loại hình quảng cáo trực tuyến xuất hiện dưới các hình thức khác nhau như quảng banner, rich media. Quảng cáo hiển thị sẽ dựa vào các yếu tố như hình ảnh, âm thanh, video để truyền tải các thông điệp quảng cáo.
Hãy làm một khảo sát nhỏ với chính những website mà bạn thường ghé thăm, bạn có nhìn thấy các quảng cáo xuất hiện ở các vị trí như sidebar, top, footer hay ngay cả trong bài viết của trang web đó? Đó chính là cách mà quảng cáo hiển thị tiếp cận đối tượng công chúng mục tiêu được định sẵn.
Các quảng cáo hiển thị này còn áp dụng công nghệ retargeting – công nghệ quan trọng giúp tăng hiệu quả nhận diện thương hiệu. Công nghệ này cho phép hiển thị quảng cáo của bạn với tần suất cao hơn với những đối tượng từng ghé qua website của bạn. Đồng nghĩa với việc tác động vào những đối tượng có hứng thú với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy việc ra quyết định mua hàng.
Lý do doanh nghiệp không thể bỏ qua quảng cáo hiển thị trong thời đại 4.0 là gì? Đó chính là những công nghệ hiện đại tiên tiến như retargeting trên môi trường social media giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo, tiếp cận đúng người, phục vụ nhiều mục đích marketing của doanh nghiệp.
Kết luận
Marketing là xu hướng tất yếu của thời đại hiện nay, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì yêu cầu phải bắt kịp theo xu thế của thời đại và đồng hành cùng nó. Marketing 4.0 đã thay đổi diện mạo xã hội và giúp nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng hơn các phương pháp truyền thống trước đây. Bên cạnh đó doanh nghiệp phải cũng phải có chiến lược cụ thể để có thể phân tích được xu hướng của khách hàng nhằm giảm thiểu chi phí và nâng cao doanh số.
Tổng hợp: nghenghiep365.net