19 C
Vietnam
Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024

Ngành xã hội học thông tin cực hấp dẫn từ A- Z cho độc giả

Với sự bùng nổ của khi học công nghệ và mạng xã hội sẽ không khó để bạn bắt gặp nội dung về môi trường, dân số, phát triển cộng đồng, quản lý dự án… vô cùng hấp dẫn và sinh động. Tuy nhiên bạn không biết chúng thuộc chuyên ngành nào? Câu trả lời đó là ngành xã hội học chuyên về phân tích, đánh giá các hiện tượng xã hội, mối quan hệ giữa người với người trên những cơ sở khoa học. 

Một vài thông tin thú vị về chuyên ngành xã hội học  

Nếu bạn là một người hướng ngoại yêu thích các hoạt động  nhằm mục đích vị sự phát triển của cộng đồng thì xã hội học là một lựa chọn không tồi chút nào.  Xã hội học với tên tiếng anh là Sociology chuyên nghiên cứu các quy luật cũng như nguyên lý ở các mối quan hệ giữa người với người, con người với thiên nhiên hy cung chính là sự vận hành trong các mối quan hệ biện chứng. 

 Xã hội học có nhiệm vụ vô cùng to lớn đó chính là xem xét, đánh giá cơ chế vận hành  của xã hội, tìm ra nguyên nhân của các hiện tượng và từ đó đề xuất các biện pháp, phương án để cải thiện tình hình hiện tại và giúp cho công tác quản lý trở nên dễ dàng hơn.  

Ngành xã hội học hay còn được gọi là Sociology
Ngành xã hội học hay còn được gọi là Sociology

Những tố chất cần có ở một người làm xã hội học 

Xã hội học được xem xét dưới góc độ của một ngành khoa học vì vậy nó đòi hỏi khá cao ở người nghiên cứu sẽ phải có độ nhạy bén nhất định. Đặc biệt ngành học này sử dụng các phương thức tính toán công cụ điều tra hiện đại do đó yêu cầu bạn phải có đam mê nghiên cứu phân tích tổng hợp. Sâu đay là một vài tố chất cần có ở người nghiên cứu quy luật  biện chứng của xã hội. 

  • Yếu tố đầu tiên là bạn phải có đam mê tìm hiểu các quy luật trong đời sống xã hội vì bản chất của nành này là “đi soi” các hiện tượng xã hội. Do đó nếu không có sự yêu thích bạn sẽ không thể tập trung và hoạt động hết công suất được. 
  • Suy nghĩ nhiều hướng và độc lập là 2 nhân tố quan trọng quyết định thành công hay thất bại của cuộc điều tra xã hội. Bởi vì xã hội luôn vận động và mỗi con người sẽ có những cái nhìn khác nhau vì vậy không thế áp đặt ý chí mà  cần mở rộng vấn đề. Đặc biệt phải độc lập trong suy nghĩ của mình để không bị yếu tố cảm tính tác động làm sai lệch kết quả.
  • Chăm chỉ và chịu khó là những yếu tố vô cùng cần thiết vì quá trình điều tra xã hội học không phải một sớm một chiều mà cả tháng hoặc có thể kéo dài hơn. Do đó việc sự chăm chỉ sẽ giúp bạn chiến táng ở lĩnh vực này. 
Chăm chỉ yếu tố làm nên nhà xã hội học 
Chăm chỉ yếu tố làm nên nhà xã hội học

Vai trò to lớn của xã hội học trong đời sống xã hội 

Xã hội học là một ngành khoa học có tính ứng dụng cực kỳ cao trong đời sống vì  vậy chúng khá phổ biến. Nói về tác động cũng như lợi ích của phương pháp điều tra cộng đồng này thì nhiều vô kể nhưng tựu chung lại có 3 vai trò to lớn sau:

Ngành xã hội học – Đánh giá tính hiệu quả các chính sách 

Vai trò to lớn đầu tiên của xã hội học mà chúng tôi muốn gửi đến đọc giả đó chính là thước đo tính hiệu quả các chính sách mới được ban hành. Mỗi chính sách được các cơ quan nhà nước đưa ra đều  có những ý kiến trái chiều nhất định từ phía người dân. Do đó nhiệm vụ của xã hội học đó chính là điều tra và thống kê những ý kiến phản đối rồi tìm hiểu nguyên nhân và trình lành giải pháp khắc phục. 

Nhờ sự hoạt động hiệu quả ngành xã hội học mà đã có những quy định vừa được ban hành đã bị thu hồi do vấp phải sự phản đối từ người dân như: quy định ngực lép không được điều khiển xe máy, xe máy phải bật đèn cả ngày lẫn đêm …

Tích lũy được nhiều điều hoàn thiện bản thân

Nghiên cứu xã hội học giúp bạn có những trải nghiệm độc đáo khi được lắng nghe các mảnh đời có những hoàn cảnh khác nhau. Từ đó bạn có thêm nhiều góc nhìn sắc hơn, đồng thời là sức mạnh cỗ vũ động viên tinh thần cống hiến cho cộng đồng trong mỗi người. Thông qua những hoạt động này còn đem đến độc giả những kinh nghiệm quý báu làm phong phú thêm lối sống của bản thân. 

Tìm ra nguyên nhân đề xuất hướng giải quyết 

Vai trò cuối cùng nhưng rất quan trọng của ngành xã hội học mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đọc đó chính là vai trò “tìm ra bệnh và cắt thuốc”của ngành khoa học này. Mọi sự việc xảy ra đều có những lý do riêng của  nó vì vậy tìm ra căn nguyên vấn đề là điều vô cùng cần thiết để có thể cho ra phương pháp trị liệu chuẩn nhất. 

Khi đã tìm ra được nguyên nhân việc giải quyết chỉ tập trung vào một vấn đề đó rất nhanh và hiệu quả. Tránh tình trạng  đánh toàn bộ vừa  mất sức mà không  hiệu quả. 

Xã hội học đi tìm nguyên nhân và giải pháp 
Xã hội học đi tìm nguyên nhân và giải pháp

Theo học ngành xã hội học ra trường có thể làm gì?

Xã hội học là một cái tên khá mới mẻ trong các trường học cũng trên thị trường lao động. Rất nhiều người thắc mắc sinh viên học ngành này ra trường có thể làm việc ở những đơn vị nào. Dưới đây là list danh sách vị trí cho các anh chàng và cô nàng đang theo học ở lĩnh vực nào tham khảo nhé. 

  • Bạn có thể làm vĩ ở các công ty, doanh nghiệp tư nhân với các chức vụ như: quan hệ khách hàng, quản trị nhân sự, thống kê, bán hàng…
  • Các tổ chức phi chính phủ với các vị trí như: phát triển xã hội, phát triển cộng đồng, điều phối hoạt động của các quỹ phát triển xã hội, …
  • Làm chuyên viên trong các cơ quan nhà nước như: phòng thống kê, phòng văn hóa, phòng dân tộc tôn giáo,…
  • Hoặc bạn cũng có thể tham gia Giảng dạy tại các trường đại học, các khóa tập huấn ngắn hạn cộng đồng,….

Theo học ngành này sẽ có những bộ môn nào?

Xã hội ngành mới được đi vào giảng dạy ở đại học chưa lâu nên những thắc mắc về chương trình học ở đâu cũng điều rất dễ hiểu,. Để giúp gỡ rối tơ lòng của bạn đọc sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu 3 khối kiến thức bắt buộc ở ngành học này. 

Những bộ môn đại cương

Khối kiến thức đại cương với những môn có mặt ở hầu hết các trường đại học như: Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, pháp luật đại cương, ….cung cấp cho người học cơ sở kiến thức nền tảng, phương pháp luận cũng như góc nhìn khách quan nhất. 

Kiến thức cơ sở ngành  

Sau khi đã được cung cấp cá kiến thức nền tảng cũng như phương pháp nghiên cứu sinh việt sẽ đến với khối kiến thức cơ sở ngành. Bao gồm các bộ môn cơ bản bước đầu đưa bạn đọc đến  với xã hội học như: logic học, tâm lý học hành vi cá nhân, tâm lý học hành vi xã hội, nhân học, tôn giáo học,…

Có 3 hệ thống kiến thức ở ngành xã hội học 
Có 3 hệ thống kiến thức ở ngành xã hội học

Có thể bạn quan tâm:

Hệ thống kiến thức chuyên ngành 

Sau khi được trang bị một nền tảng vững chắc ở các bộ môn đại cương cũng như hệ thống môn học cơ sở ngành. Người học sẽ được tiếp cận với khối kiến thức chuyên ngành theo các lĩnh vực  như: xã hội học đô thị , xã hội học nông thôn, xã hội học môi trường,… Ngoài ra còn có hàng ngàn lĩnh vực chuyên ngành cho các bạn sinh viên tự do lựa chọn theo sở thích của mình. 

Kết luận 

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về ngành xã hội học mà chúng tôi đã tập hợp lại và gửi đến độc giả. Hy vọng rằng qua loạt chia sẽ vừa rồi sẽ giúp bạn có có nhìn bao quát cũng như hình dung rõ hơn về công việc của một nhà xã hội học và những đóng góp thầm lặng cho cuộc sống tốt đẹp hơn. 

Bài viết gần đây