Trong thời đại công nghệ số ngày nay hầu hết các thiết bị công nghệ hầu hết được gắn kết với nhau thông qua hệ thống Internet do đó vai trò của nhà quản trị mạng ngày càng được coi trọng. Nghề quản trị mạng đang ngày càng được sự quan tâm của các bạn trẻ, vậy Quản trị mạng là gì? đặc thù của nghề quản trị mạng ra sao? hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Quản trị mạng là gì?
Hiện nay các ngành công nghiệp trên toàn thế giới đều sử dụng mạng máy tính để phục vụ cho việc kinh doanh của họ. Và các mạng máy tính đó cần một người quản trị viên có thể tiếp cận và xử lý các sự cố của máy tính. Điều này có nghĩa là: trong ngắn hạn, nếu bạn đang tìm cách để thâm nhập vào một ngành công nghiệp có tiềm năng tăng trưởng dài hạn, thì quản trị mạng là một lựa chọn đáng cân nhắc.
Có thể bạn quan tâm:
- Kỹ sư phần mềm là gì? Công việc, cơ hội phát triển của nghề này!
- An ninh mạng là gì? Các nguyên tắc và biện pháp bảo vệ an ninh mạng
- Quản trị Website là gì? 6 quy trình quản lý Website hiệu quả
Quản trị mạng được định nghĩa là các công việc quản trị mạng lưới bao gồm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, đảm bảo mạng lưới hoạt động hiệu quả, đảm bảo mạng lưới cung cấp đúng chỉ tiêu định ra.
Công việc của quản trị mạng
Người quản trị hệ thống mạng phải có khả năng tự thiết lập một mạng máy tính, cấu hình mạng, điều chỉnh hiệu năng hoạt động mạng máy tính, vận hành hệ thống mạng, giải quyết sự cố mạng và nắm được các phương pháp để bảo vệ mạng trước nguy cơ virus, worm, trojan, spam, cũng như các biện pháp chống xâm nhập, ăn cắp thông tin, phá hoại mạng.
Công việc cụ thể của một quản trị mạng sẽ tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp. Thông thường, những doanh nghiệp ứng dụng CNTT quy mô lớn như ngân hàng, bảo hiểm, hàng không, các công ty về lĩnh vực thương mại điện tử thì cần phải tới 1 phòng quản trị mạng với số nhân viên lên tới vài chục, thậm chí là hàng trăm. Các doanh nghiệp quy mô vừa cần khoảng 4-5 người, các doanh nghiệp nhỏ cũng cần ít nhất một nhân viên chuyên phụ trách hệ thống mạng.
Ở các công ty quy mô nhỏ, số lượng máy tính ít thì người quản trị mạng phải biết và làm đủ mọi thứ để duy trì hoạt động thông suốt của mạng, bao gồm cả việc theo dõi cập nhật nội dung của Website đơn vị. Trong khi đó, nếu được làm tại các công ty với quy mô lớn, người làm quản trị mạng được phân công một công việc cụ thể như quản trị mạng chuyên về bảo mật, chuyên về thiết kế mạng hay chuyên về bộ phận theo dõi, giám sát, vận hành máy chủ.
Quản trị mạng đảm bảo thu nhập khá
Ngành quản trị mạng trong những năm gần đây đang thu hút được rất nhiều bạn trẻ đam mê về công nghệ theo học. Tuy nhiên với đặc thù công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên sâu nên rất ít người có thể đáp ứng được, cộng thêm với yếu tố cần của thị trường là lớn. Nhận thấy rằng nhu cầu tuyển dụng các nhân viên quản trị hệ thống mạng máy tính và kiêm nhiệm quản trị website khá lớn.
Xem thêm:
- Makeup – Ngành học phổ biến đòi hỏi rất nhiều kỹ năng
- Nail – Ngành nghề góp phần tôn lên vẻ đẹp của nữ giới
Nói đến mức lương của ngành quản trị mạng, theo đánh giá thì ngành này thuộc vào nhóm ngành có thu nhập khá. Mức lương ngành giao động từ 200$ – 700$/tháng tùy từng vị trí và vai trò. Ngành quản trị mạng cũng được chia thành nhiều ngách nhỏ như QTM chuyên lo bảo mật, chuyên thiết kế mạng, hoặc chuyên về các máy chủ, nên lương cũng trả tùy theo, nói chung lương quản trị bảo mật cao hơn một chút, trung bình vào khoảng 5-7 triệu đồng/tháng, còn những người có khả năng làm luôn bảo mật, lo luôn cho server, quản lý được luôn NT/Samba Domain, thiết kế LAN-WAN thì lương rất cao.
Để có thể đáp ứng được yêu cầu để có thể làm được nghề Quản trị mạng thì cần phải nắm rõ kiến thức về CCNA, Windows Server, Linux, Unix, CEH…
Nếu bạn còn đang phân vân rằng có nên học quản trị mạng hay không? thì sau khi đọc bài viết này bạn đã có câu trả lời thỏa đáng cho mình. Bạn có đam mê với ngành công nghệ thông tin cụ thể là ngành quản trị mạng thì còn chần chừ gì mà không tham gia học tập ngay ngành này với sự “Khát” nhân sự chưa bao giờ là hết HOT.
Tổng hợp: nghenghiep365.net